Vì Sao Mẹ Chồng Dắt Tay Con Dâu Vào Nhà Trong Lễ Đón Dâu

12/07/18

Mẹ chồng dắt con dâu vào nhà đặt quan tiền và cái quạt lên bàn thờ, cúi đầu lễ gia tiên (bốn lạy ba vái theo tư thế của nữ). Sau đó mẹ chồng dắt cô dâu cầm cả tiền và quạt vào buồng. Trong buồng đã chuẩn bị sẵn trầu nước hoa quả, giường chiếu mới. Đôi

Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ý nghĩa hay


tuc le cuoi, le don dau, phong tuc me chong don dau vao nha


Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục mẹ chồng ra cất nón cho con dâu:

Nhà trai đặt sẵn trước ngõ một cái nồi đồng, một cái gáo, trong nồi đặt sẵn một quan tiền đồng và đựng đầy nước trong. Cô dâu vào đến cổng dùng gáo múc nước rửa mặt mũi, chân tay, mẹ chồng bước ra cất nón cho con dâu. Con dâu, một tay cầm lấy quan tiền, một tay vẫn cầm quạt che mặt.

Mẹ chồng dắt con dâu vào nhà đặt quan tiền và cái quạt lên bàn thờ, cúi đầu lễ gia tiên (bốn lạy ba vái theo tư thế của nữ). Sau đó mẹ chồng dắt cô dâu cầm cả tiền và quạt vào buồng. Trong buồng đã chuẩn bị sẵn trầu nước hoa quả, giường chiếu mới. Đôi chiếu trải úp vào nhau, do một người thân trong họ có tuổi tác, vợ chồng song toàn, con cháu đông, làm ăn nên nổi, được gia đình mời đến trải chiếu; nếu mẹ chồng có đủ tiêu chuẩn trên thì mẹ chồng trực tiếp dọn giường trải chiếu, nhưng bố chồng thì không được. Khi con dâu nghỉ ngơi xong, khăn yếm chỉnh tề mới bưng hộp trầu ra chào họ. Trường hợp mẹ chồng đã mất thì một bà cô hay bà dì thay thế.

Phong tục này có nhiều ý nghĩa:

- Thời xưa, con dâu trước khi về làm dâu, còn hoàn toàn xa lạ, bỡ ngỡ, chưa biết đâu là buồng đâu là bếp, ai là bố mẹ chồng. Trừ trường hợp xóm giềng quen biết nhau từ trước không tính, là thân phận con gái chưa cưới đã về nhà trai thì bị dư luận gièm pha là con nhà hư đốn. Có người chồng lại rụt rè e lệ, có trường hợp trước lễ cưới chưa hề tỏ mặt nhau, vậy nên mẹ chồng niềm nở ra đón dâu, dắt dâu vào nhà là hay, là phải lẽ. Mới bước về nhà chồng đã được tổ tiên, ông bà, cha mẹ chồng ban phước lộc, dồi dào như nước quan tiền là biểu tượng vốn liếng của riêng mà mẹ chồng trao cho.

Nhiều địa phương lại có tục khác: Khi con dâu vừa vào đến nhà thì mẹ chồng cầm chiếc bình vôi tạm lánh sang hàng xóm ít phút.

Tục đó cũng có ý nghĩa hay: Tức là mẹ chồng đã xác định vai trò, trách nhiệm con dâu sẽ về làm chủ, mẹ chồng sẵn sàng trao quyền công việc trong nhà trong cửa cho con dâu, nhưng không phải trao toàn quyền đẩy hết trách nhiệm mà bà vẫn là người nắm quyền điều hành, vì bình vôi là vật tượng trưng cho bà Chúa trong nhà

Những thủ tục trên do cuoihoivietnam sưu tầm, các bạn có góp ý, bổ sung xin vui lòng email về địa chỉ cuoihoivietnam@gmail.com

 


- - - - - - - - -
Xem thêm:


- - - - - - - - -

 

bài liên quan

08/08/24

Nghi Thức Lễ Gia Tiên Công Giáo Tổ Chức Nhà Trai Hay Nhà Gái?

Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

05/07/24

Tất Cả Nghi Thức Lễ Gia Tiên Công Giáo

Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!

08/05/24

Xu Hướng Tiệc Sau Đám Cưới - Wedding After Party

Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.

28/12/23

Phá Cách Nhờ 6 Ý Tưởng Tung Hoa Cưới

Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.

24/09/23

Tất Tần Tật Về Tiệc Báo Hỷ Bạn Chưa Biết

Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.

28/07/23

Ai Là Người Cùng Cô Dâu Bước Vào Lễ Đường?

Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây. 

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

Yêu Cầu Báo Giá

close popup

Xác Nhận Yêu Cầu Báo Giá

Yêu cầu báo giá của bạn đã được gửi thành công đến

Chân thành cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Cưới Hỏi Việt Nam. Thông tin yêu cầu của bạn sẽ được liên hệ tư vấn riêng cho bạn trong thời gian sớm nhất.