Tìm Hiểu Về Lễ Ăn Hỏi Trong Phong Tục Cưới Hỏi Việt Nam

28/09/15

Trong các thủ tục cưới hỏi theo nghi thức truyền thống của Việt Nam, ăn hỏi là nghi lễ quan trọng nhất. Tìm Hiểu Về Lễ Ăn Hỏi Trong Phong Tục Cưới Hỏi Việt Nam

 Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt, là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, là giai đoạn xác định quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành "vợ sắp cưới" của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái chính thức được nhận làm rể và tập gọi bố mẹ xưng con.

Ý nghĩa của Lễ ăn hỏi 

Sau lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi sẽ được hai bên gia đình tổ chức với mục đích công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.



Thành phần tham dự lễ ăn hỏi

Nhà trai: Đại diện gia đình, họ hàng, chú rể, một số thanh niên chưa vợ  đội mâm quả hay còn gọi là bê tráp, số người bê tráp là số lẻ: 3,5, 7, 9, hoặc 11,...

Nhà gái: Bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột của cô dâu, cô dâu, anh em bạn bè thân cận, và một số nữ chưa chồng đón lễ, số nữ tương ứng với số nam đội mâm.

Trang phục cô dâu, chú rể

Trang phục cho cô dâu (tốt nhất là một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này).  Chú rể thì comple, cà vạt. Nếu kinh tế nhà trai khá giả có thể sắm cho cô dâu tương lai một trong những đồ trang sức sau: xuyến, vòng, hoa tai...

Chuẩn bị trước lễ hỏi

Trong các thủ tục cưới hỏi theo nghi thức truyền thống của Việt Nam, ăn hỏi là nghi lễ quan trọng nhất. Chính vì vậy, phần chuẩn bị lễ vật nhà trai đưa tới nhà gái trong dịp này  được quan tâm đặc biệt.  Nhìn vào số lượng mâm quả và các vật lễ trên mâm quả cưới, người ta có thể đoán được sự chu đáo, sự giàu có, sung túc của nhà trai, và sự yêu mến của nhà trai dành cho cô con dâu tương lai

Trước lễ hỏi, hai gia đình sẽ bàn bạc,thống nhất ngày giờ ăn hỏi và số lượng tráp (thông thường số lượng tráp ở miền Bắc là lẻ, từ 3, 5, 7 đến 15 tráp tùy nhà, còn ở miền Nam, tráp lại là số chẵn). Các  tráp lễ vật thường có: Trầu cau, bánh cốm, chè, hạt sen, hoa quả, lợn quay, rượu và thuốc lá.



Ngoài ra, lễ dẫn cưới (tiền mặt) được để trên một khay riêng và mẹ chú rể sẽ cầm khay lễ đến, trao cho mẹ cô dâu trước khi mở các lễ vật khác trao cho nhà gái, xin ăn hỏi con gái về làm dâu con trong nhà. Lễ dẫn cưới thể hiện lòng kính trọng của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô dâu vì người xưa quan niệm rằng nhà trai sau lễ cưới được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại. Mặt khác lễ vật cũng biểu thị sự quý mến, yêu thương của nhà trai dành cho cô con dâu tương lai.

Khi đã xác định được số lượng tráp, nhà trai phải chuẩn bị đội nam thanh niên trẻ để bê tráp và nhà gái cũng chuẩn bị đội nữ có số lượng tương ứng để đỡ tráp. Trang phục của nam thường là quần âu, áo sơ mi trắng, thắt cà vạt đỏ và trang phục của nữ là áo dài đỏ.

Tới đúng ngày đã định, đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường tới nhà gái. Để đảm bảo tới nhà gái đúng giờ, gia đình nhà trai cần tính toán thời gian đi lại cũng như các trở ngại trên đường. Tốt nhất nhà trai nên đi sớm trước giờ làm lễ khoảng 30 phút để tránh tắc đường và có thời gian chuẩn bị.

Nghi lễ ăn hỏi

    Rước lễ vật

Khi tới giờ đẹp, đoàn ăn hỏi nhà trai sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và các thành viên khác. Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào mâm quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ).
le-an-hoi-3.jpg
Dù dùng phương tiện đi lại là: ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một nét đẹp văn hóa dân tộc.

    Chào hỏi và trao lễ vật

Sau khi hai nhà chào hỏi, đoàn bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ để đỡ mâm quả vào nhà. Đội bê tráp nam và đội bê tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau.

Các phong bao này do hai nhà chuẩn bị, nhà trai sẽ chuẩn bị phong bao và đưa cho đội nam, nhà gái sẽ chuẩn bị số phong bao tương ứng đưa cho đội nữ. Số tiền trả duyên nên được hai nhà thống nhất trước.

Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do và giới thiệu về các mâm quả mà nhà trai mang đến. Đại diện nhà gái đứng lên cảm ơn, chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai. Mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng mở tráp.

 


 

 


    Cô dâu ra mắt hai gia đình

Gia đình nhà gái cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống chào gia đình nhà trai (trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi ).
Sau khi cô dâu ra mắt, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả một số vật phẩm và lễ đen để mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên. Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể lên thắp hương trên bàn thờ nhà gái.

    Bàn bạc về lễ cưới

Khi cúng ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới. Trong thời gian đó, cô dâu chú rể mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người.

    Nhà gái lại quả cho nhà trai

Nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp. Lưu ý, khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn (thông thường là 10 lễ vật) và khi nhà gái trả lại mâm tráp phải để ngửa nắp lên, không được đóng lại.

Biếu trầu

Sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,... Ý nghĩa của tục này là sự loan báo: Cô gái đã có nơi có chỗ.Ngày nay, lễ ăn hỏi và lễ thành hôn không cách xa nhau nhiều về mặt thời gian nên trong khi biếu trầu người ta thường kết hợp với đưa thiếp mời đến dự cưới.

 

 

 

 

 

Thông thường, lễ ăn hỏi diễn ra trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Tuy nghi lễ không quá phức tạp nhưng đây được coi như lễ đính ước truyền thống không thể thiếu trong đám cưới Việt Nam, nên dù cô dâu chú rể hiện đại vẫn cần phải tuân thủ cũng như thực hiện đúng trình tự lễ ăn hỏi để đám cưới được diễn ra suôn sẻ.

- - - - - - - - -
Xem thêm:

bài liên quan

28/12/23

Phá Cách Nhờ 6 Ý Tưởng Tung Hoa Cưới

Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.

24/09/23

Tất Tần Tật Về Tiệc Báo Hỷ Bạn Chưa Biết

Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.

28/07/23

Ai Là Người Cùng Cô Dâu Bước Vào Lễ Đường?

Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây. 

06/05/23

Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn

Cùng Cưới Hỏi Việt Nam tìm hiểu và phân biệt Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn nhé !

21/04/23

4 Nghi Thức Cưới Độc Lạ Cho Tiệc Cưới 2023 Thêm ý Nghĩa

Cùng với xu hướng tổ chức đám cưới hiện đại 2023 bùng nổ là những nghi thức lễ cưới mới lạ, độc đáo được nhiều cặp đôi lựa chọn. Đó là những nghi thức lễ cưới mới nào?

06/04/23

Tìm Hiểu Nghi Lễ Cưới Hỏi Ở Miền Nam

Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời.

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

Yêu Cầu Báo Giá

close popup

Xác Nhận Yêu Cầu Báo Giá

Yêu cầu báo giá của bạn đã được gửi thành công đến

Chân thành cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Cưới Hỏi Việt Nam. Thông tin yêu cầu của bạn sẽ được liên hệ tư vấn riêng cho bạn trong thời gian sớm nhất.