Cưới xin là một trong những nét văn hóa của người Việt ta, tuy nhiên theo thời gian một vài yếu tố đã có sự thay đổi, đặc biệt là trong yếu tố ẩm thực. Hãy cùng tìm hiểu xem thực đơn đám cưới miền Bắc xưa và nay có gì khác biệt qua bài viết dưới đây nhé!
Cưới xin là một trong những nét văn hóa của người Việt ta, tuy nhiên theo thời gian một vài yếu tố đã có sự thay đổi, đặc biệt là trong yếu tố ẩm thực. Hãy cùng tìm hiểu xem thực đơn đám cưới miền Bắc xưa và nay có gì khác biệt qua bài viết dưới đây nhé!
Thực đơn đám cưới miền Bắc ngày xưa
Ngày xưa, thực đơn đám cưới miền Bắc khá đặc biệt hơn so với các vùng miền khác, nhất là tại vùng đất kinh kỳ. Thực đơn cưới xưa phải hội tụ đủ các món: bóng cá sủ, súp yến, vi cá, v.v… mới được cho là sang trọng, cầu kỳ. Ăn cỗ cưới xong thì phải tráng miệng bằng bánh xu xê mới đúng chất đám cưới của chốn kinh kỳ sang trọng.
Còn ở chốn làng quê khi tổ chức đám cưới thì gia đình hai bên phải chuẩn bị thực phẩm từ trước cả tháng và tới ngày vui thì đem ra làm thịt đãi cả làng, cả họ. Đặc biệt món gà luộc lá chanh là món ăn không thể thiếu trong bất kỳ thực đơn đám cưới miền Bắc nào.
Mâm cỗ cưới ngày xưa của người miền Bắc thường là mâm 6 người và ăn từ sáng đến tối. Cứ vào đủ 1 mâm khoảng 6 người là chủ nhân của buổi tiệc sẽ dọn hết toàn bộ thức ăn lên và để ai muốn ăn gì thì ăn, chứ không dọn theo thứ tự của các món.
Thực đơn đám cưới miền Bắc ngày nay
Thông thường, thực đơn đám cưới miền Bắc, đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội ngày nay phải đủ các món măng, chim ngói hoặc chim câu hầm, nấm thả, hay gà luộc lá chanh, chả quết hạnh nhân, nộm, xôi gấc…
Thực đơn đám cưới miền Bắc tại các vùng ven thì vẫn còn vương nhiều nét truyền thống. Mọi người sẽ đãi tiệc tại nhà trong nhiều ngày, cả làng, cả xóm sẽ cùng nhau tham gia để nấu cỗ cưới. Chính vì vậy, thực đơn đám cưới miền Bắc có khi lên đến con số 12 món cho một bàn tiệc.
Riêng tại khu trung tâm của Hà Nội, các nhà hàng tiệc cưới xuất hiện ngày càng nhiều cùng với sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền thì ẩm thực cưới đã có sự thay đổi. Thực đơn đám cưới miền Bắc ngày nay cũng không khác mấy với thực đơn cưới tại TP. HCM.
Số lượng các món ăn cũng khoảng từ 5 – 7 món và tùy theo lựa chọn của cô dâu chú rể, bao gồm món khai vị (súp, gỏi), món chính (heo, gà, cá, bò…), và cuối cùng chính là tráng miệng (bánh ngọt, chè hoặc trái cây…).
- - - - - - - --
Xem thêm:
bài liên quan
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.
Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.
Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.
Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây.