Lễ ăn hỏi là một nghi thức quan trọng của nghi lễ cưới truyền thống. Lễ vật đặc trưng trong lễ ăn hỏi được nhà trai dẫn đến nhà gái là các mâm quả. Vậy trong một lễ ăn hỏi cần bao nhiêu mâm quả?
Lễ ăn hỏi là một nghi thức quan trọng của nghi lễ cưới truyền thống. Lễ vật đặc trưng trong lễ ăn hỏi được nhà trai dẫn đến nhà gái là các mâm quả. Vậy trong một lễ ăn hỏi cần bao nhiêu mâm quả?
Số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi thường có sự khác nhau giữa các vùng, miền với số lượng chẵn/lẻ khác nhau. Số lượng mâm quả và lễ vật trong mâm quả là gì có thể do hai nhà thỏa thuận, thống nhất với nhau hoặc theo truyền thống của từng vùng, miền.
Ở miền Bắc, số lượng mâm quả thường được tính bằng số lẻ, có thể là 3 tráp, tới 5, 7 tráp hoặc thậm chí tới 11, 13 tráp. Tuy nhiên, đa số các gia đình chọn 7 tráp cho ngày ăn hỏi, vì đây là số lượng vừa phải, tiện lợi lại có đầy đủ các lễ vật cần thiết. Ngược lại với số lượng mâm quả, lễ vật của mỗi tráp luôn là số chẵn, đặc biệt là trầu cau, thường buồng cau phải đủ 100 quả. Với 7 mâm quả thường bao gồm các lễ vật sau: Trầu cau; Bánh cốm/bánh đậu xanh; Chè thơm; Lợn quay/ Gà luộc, xôi gấc; Mứt sen trần; Rượu và thuốc lá; Hoa quả.
Khác với phong tục miền Bắc, số lượng mâm quả ở miền Nam thường là số chẵn, với số lượng 8 mâm quả thường bao gồm các lễ vật sau: Trầu cau; Trà rượu; Bánh phu thê; Trái cây; Bánh kem; Xôi gấc đỏ hình tim; Mâm đựng áo dài, vàng vòng, nhẫn cưới; Heo quay.
Ở miền Trung, các lễ vật trong lễ ăn hỏi thường bao gồm: Trầu cau; Bánh phu thê; Chè, thuốc và rượu; Nến tơ hồng; và một số lễ vật khác như lợn quay, gà quay, tiền sính lễ, nem chả…
Dù số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi là bao nhiêu, thì có lẽ điều quan trọng nhất vẫn là sự thống nhất, đồng lòng giữa gia đình hai bên và tình yêu của đôi uyên ương.
- - - - - - - - -
Xem thêm:
bài liên quan
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.
Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.
Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.
Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây.