Việc này tuy khó nhưng bạn cần trò chuyện thẳng thắn với cha mẹ đôi bên. Điều này giúp bạn xác định xem ai sẽ chi trả cho mục gì. Nhiều cặp đã nói chuyện riêng với từng bên để có được những cuộc thảo luận mở. Đây là bước đầu tiên để xác định ngân sách đám cưới.
Không trò chuyện với cha mẹ về ngân sách, không theo dõi xem tiền đã được chi vào việc gì... sẽ khiến bạn thêm căng thẳng trước ngày cưới.
Việc này tuy khó nhưng bạn cần trò chuyện thẳng thắn với cha mẹ đôi bên. Điều này giúp bạn xác định xem ai sẽ chi trả cho mục gì. Nhiều cặp đã nói chuyện riêng với từng bên để có được những cuộc thảo luận mở. Đây là bước đầu tiên để xác định ngân sách đám cưới.
Nếu cha mẹ đôi bên định đóng góp tiền bạc cho đám cưới, hãy nhờ họ cho bạn biết có thể giúp đỡ bạn khoảng bao nhiêu. Sau đó cộng tất cả các khoản đóng góp để xác định ngân sách đám cưới. Ngoài ra, bạn có thể nhờ cha mẹ trợ giúp một vài mục cụ thể của đám cưới như tiệc cưới, tuần trăng mật để mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Cuối cùng, xác định xem hai vợ chồng có thể chi trả bao nhiêu cho đám cưới.
- Cân nhắc chi phí
Nếu lên kế hoạch tổ chức tiệc cưới ở trung tâm thành phố, ngân sách đám cưới của bạn chắc chắn phải lớn hơn so với tổ chức tiệc nhỏ ở sân vườn.
- Xem xét số lượng khách mời
Thay đổi số lượng khách mời sẽ là cách tối ưu để tăng hoặc cắt giảm chi phí đám cưới. Ngoài ra, số lượng khách mời càng ít, bạn càng tiết kiệm được nhiều chi phí khác như trang trí, thiệp mời.
- Tham khảo địa điểm tổ chức tiệc
Các thành phố trung tâm sẽ có chi phí sinh hoạt đắt đỏ hơn những địa điểm khác. Bạn cũng có thể cân nhắc tổ chức đám cưới ở những nơi công cộng như sân bãi gần nhà, công viên hoặc sân vườn rộng rãi của một hộ dân.
- Cân nhắc về thời gian và địa điểm
Tổ chức cưới vào mùa cao điểm và vào ngày cuối tuần sẽ có mức giá cao hơn so với mùa thấp điểm và ngày trong tuần. Bữa tiệc tối có chi phí lớn hơn vào ban ngày vì bạn sẽ phải trả tiền để thuê dàn ánh sáng và các chi phí phát sinh.
- Chọn lựa phong cách đám cưới
Tổ chức đám cưới mang phong cách sang trọng sẽ có chi phí tốn kém hơn vì bạn cần trang trí sao cho hài hòa với không gian sảnh tiệc có sẵn, cần chọn thức ăn ngon hơn và các tiết mục giải trí công phu hơn.
Cũng giống như khi bạn mua giày, mua một căn hộ hoặc mua chiếc quần jean, bạn cần ước tính xem sẽ phải chi trả bao nhiêu cho thứ mà bạn muốn có trong đám cưới.
Theo tờ The Knot, thông thường các cặp vợ chồng sẽ phải chi trả để trang trí bàn tiếp tân (chiếm từ 48 - 50% ngân sách), nghi thức lễ lạt (2-3%), trang phục (8-10%), hoa (8-10%), giải trí hoặc âm nhạc (8-10%), chụp ảnh và quay phim (10-12%), thiệp mời cưới (2-3%), bãi đậu xe và phương tiện vận chuyển (2-3%), các chi phí linh tinh khác (8-10%).
Hãy dành ra tối thiểu 5% ngân sách để thanh toán các chi phí phát sinh mà không thể lường trước được. Những thứ khiến bạn phải chi thêm tiền có thể là hoa (VD: hoa bị héo và bạn cần thay thế chúng), thời tiết (VD: thuê ô, lều bạt nếu trời mưa trong khi bạn tổ chức tiệc cưới ngoài trời), sự cố nhỏ (VD: trang phục bị lem, bình hoa bị vỡ, menu in sai...). Nếu bạn tự trả tiền cho tuần trăng mật, nhớ xác định ngân sách cho khoản này.
Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để có đủ tiền chi trả cho đám cưới, hãy tiết kiệm càng sớm càng tốt. Mặc dù việc để dành 20% thu nhập hàng tháng có đôi chút khó khăn nhưng chúng sẽ giúp bạn lo liệu cho đám cưới sau này. Thời gian chuẩn bị dài giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn. Bạn cũng có thể tiết kiệm bằng cách hạn chế những khoản chi tiêu nhỏ như xem phim hàng tuần, hạn chế uống cà phê, trà sữa. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn, nhưng sau một năm, bạn sẽ nhận ra mình đã tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.
Bạn đã xác định được ngân sách nhưng bạn còn cần theo dõi luồng tiền ra, vào trong những tháng tới.
- Nhập dữ liệu chi tiêu trên hệ thống
Bạn có thể dùng Google Excel hoặc ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại để theo dõi việc chi tiêu. Nếu không, bạn có thể ghi chú trên giấy, sổ. Hãy đảm bảo rằng bạn đã ghi lại mọi khoản chi và những khoản mà bạn đang nợ.
- Kiểm tra các chi phí ẩn
Trước khi ký hợp đồng, bạn cần hỏi về các phụ phí chưa được nhắc tới, thuế VAT và các loại thuế khác nếu có.
- Tránh tổ chức tiệc quá lâu
Nếu bạn chỉ thuê hội trường trong 3 tiếng nhưng cuối cùng cuộc vui kéo dài tới 4 tiếng, bạn có thể phải trả thêm tiền địa điểm, tiền chụp ảnh cho nhiếp ảnh gia. Nếu bạn nghĩ rằng đám cưới của mình sẽ bị tính tiền quá giờ, hãy dành ra một khoản ngân sách cho việc này.
- Đừng quên những thứ nhỏ
Số tiền để làm thủ tục chứng nhận kết hôn, số tiền để mua thêm vật trang trí dường như quá nhỏ nhưng hãy cẩn trọng, ghi chép chúng lại và đừng bỏ sót bất kỳ khoản chi nào.
- Hãy thông minh
Đặt số tiền chuẩn bị cho đám cưới vào một tài khoản hoặc nơi cất giữ riêng biệt. Nhờ điều này, bạn có thể dễ dàng theo dõi việc rút tiền mà không bị nhầm lẫn với số tiền dùng để chi tiêu hàng ngày.
Hãy làm theo 10 lời khuyên dưới đây để tiết kiệm đúng đắn.
- Chọn ba thứ ưu tiên
Hãy chọn ra ba ưu tiên trong đám cưới như áo cưới, thức ăn và âm nhạc để phân bổ ngân sách lớn hơn cho những khoản này.
- Giảm số lượng khách mời
Mặc dù khó khăn nhưng đây là cách nhanh và hiệu quả để cắt giảm chi phí đám cưới. Nếu suất ăn của mỗi vị khách trị giá 500 nghìn đồng thì khi bạn giảm đi 10 vị khách, bạn sẽ tiết kiệm được 5 triệu đồng.
- Vượt qua những cám dỗ từ vật trang trí nhỏ xinh
Đừng để bị mê hoặc bởi những vật dụng trang trí đắt đỏ. Điều này sẽ làm tăng thêm chi phí tổ chức tiệc vào ngày trọng đại. Nguyên tắc cơ bản trước khi ký hợp đồng là hãy xem danh sách hàng hóa được mua và cân nhắc để loại bỏ những thứ không quá cần thiết.
- Xem xét chi phí in ấn
Chữ, họa tiết càng to, tấm thiệp càng phức tạp thì chi phí in ấn càng lớn, vì thế hãy cân nhắc về thiết kế và sự bài trí trên tấm thiệp của bạn.
- Chọn hoa cưới giá rẻ
Hãy chọn hoa nở theo mùa và hoa có sẵn ở địa phương thay vì hoa ngoại nhập. Không nên chọn hoa màu trắng vì để chọn lựa chúng, người bán sẽ mất công hơn, do đó chi phí sẽ lớn hơn.
- Đơn giản hóa menu của bạn
Hãy giảm số lượng món ăn. Chọn các món đặc sản của khu vực và món có theo mùa.
- Chọn rượu
Sẽ không ai trách bạn khi chọn rượu có giá bình dân thay vì loại rượu đắt tiền, cao cấp. Miễn sao là loại rượu bạn chọn đã được kiểm định của cơ quan chức năng và an toàn cho người sử dụng.
- Bánh cưới
Bạn có thể chọn bánh cupcakes hoặc gato cỡ nhỏ thay vì một chiếc bánh hoành tráng có 6 tầng được trang trí kỳ công, tinh xảo. Trong đám cưới hiện đại ngày nay, bánh cưới thường đóng vai trò là vật trang trí và chẳng có ai đụng đến. Vì vậy, bạn có thể chọn bánh cưới bằng xốp và để những người thợ giúp bạn "hóa trang" chúng y như bánh thật.
bài liên quan
Tổ chức đám cưới tại nhà không chỉ mang lại sự ấm cúng, thân mật mà còn giúp tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đang có kế hoạch tổ chức đám cưới tại nhà thì 10 lưu ý dưới đây chắc chắn cần cho bạn.
Không đơn giản để tổ chức tiệc cưới Eco-friendly thành công khi thay đổi thói quen tổ chức tiệc cưới từ xưa đến nay. Cưới hỏi Việt Nam sẽ giúp bạn tổ chức tiệc cưới Eco-friendly dễ dàng mà vẫn ấn tượng qua các bước đơn giản ngay dưới bài viết này.
Bài phát biểu cảm ơn trong đám cưới là một phần quan trọng trong tiệc cưới xu hướng mới. Đây là cơ hội để cô dâu chú rể bày tỏ cảm xúc và lòng biết ơn với tất cả những người đã tạo nên ngày cưới đặc biệt này.
2023 mở ra nhiều xu hướng tổ chức tiệc cưới mới. Nhờ vậy, các cặp đôi có thêm nhiều cách để tiệc cưới vẫn trọn vẹn ý nghĩa nhưng thêm ấn tượng và độc đáo. Hãy sở hữu ngay 6 cách phá vỡ sự nhàm chán khi tổ chức tiệc cưới 2023-2024.
Ngày càng có nhiều cô dâu muốn sở hữu cho riêng mình chiếc áo cưới được may đo, thiết kế riêng. Để sở hữu một chiếc áo cưới đẹp tôn lên vẻ đẹp đích thực của cô dâu trong ngày cưới thì cô dâu cần lưu ý những gì?
Tiệc cưới mùa thu đông là thời gian đẹp được nhiều cặp đôi lựa chọn để tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, cuối năm cũng là dịp cao điểm diễn ra nhiều sự kiện. Để tránh bị gấp gáp và xảy ra nhiều sự cố không đáng có, lưu ngay 4 lưu ý tổ chức đám cưới mùa cuối năm mà đôi bạn chắc sẽ cần.