Phong tục cưới hỏi Viêt Nam truyền thống thường trải qua sáu lễ gọi là lục lễ. Cùng Cưới Hỏi Việt Nam tìm hiểu nhé!
Ngày xưa, các cặp vợ chồng không được tự do tìm hiểu, tự do lựa chọn hạnh phúc cho mình mà chuyện nên vợ thành chồng phải nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Bởi hôn nhân được cho là hỷ sự của một đời người, hôn nhân là ngọn nguồn, là cội rễ của đời sống lứa đôi hạnh phúc, vì vậy nhất thiết phải được sự đồng ý của đôi bên cha mẹ. truyền thống của người Việt ta thường trải qua sáu lễ gọi là lục lễ.
Thường thì khi con trai đã đến tuổi thành gia thất, bố mẹ chàng trai sẽ nhờ đến người mai mối tìm đến nhà cô gái mà họ đã nhắm sẵn hoặc nhờ tìm cho con trai họ một đám môn đăng hộ đối. Người mai mối sẽ tìm đến nhà cô gái và ngỏ ý về việc có gia đình khác muốn kết tình thông gia.
Lễ vấn danh
Sau khi được nhà trai cho bà mối đến ngỏ ý, nếu được cha mẹ cô gái thuận tình thì gia đình chàng trai sẽ sang nhà cô gái để tìm hiểu rõ hơn về thân thế của cô gái. Hỏi tên, tuổi cô gái để về đi xem quẻ, tìm hiểu môi trường trưởng thành của cô gái, bởi người xưa rất coi trong việc giáo dục người con gái phải tuân theo những lễ giáo phong kiến.
Lễ nạp cát
Sau khi hỏi được tên tuổi cô gái, người nhà chàng trai sẽ đi xem quẻ. Nếu quẻ tốt thì nhà trai sẽ báo cho nhà gái biết, gọi là lễ nạp cát. Nếu quẻ không tốt thì nhà trai sẽ im lặng và coi như giữa hai gia đình chưa từng có chuyện qua lại trước đó.
Lễ thỉnh kỳ
Sau khi đã biết được tuổi chàng trai và cô gái hợp nhau, nhà trai sẽ sang nhà gái bàn bạc để chọn ngày lành tháng tốt tiến hành hôn sự cho đôi trai gái. Có nhiều người thắc mắc tại sao khi đi xem quẻ không xin luôn ngày tốt mà hai gia đình phải về bàn bạc lại. Sự cẩn trọng này là để tránh chọn phải những ngày đại kỵ, những ngày giỗ chạp của hai bên gia đình.
Lễ nạp tế
Người xưa thường có tục thách cưới, lễ nạp tế là ngày nhà trai đưa lễ vật thách cưới tới nhà gái. Nếu hai gia đình không tương đương về hoàn cảnh thì rất khó đáp ứng các yêu cầu về sính lễ. Đó cũng là lý do vì sao phải chọn gia đình thông gia môn đăng hộ đối.
Và cuối cùng là lễ thân nghinh
Theo ngày đã định,đích thân chàng trai cùng họ hàng đến đón cô dâu về nhà chồng. Lễ thân nghinh chính là nghi thức đón dâu ngày nay.
bài liên quan
Các phong tục cưới hỏi Việt Nam đang dần thay đổi để phù hợp với xu hướng hiện đại, giúp các cặp đôi vừa giữ gìn giá trị truyền thống, vừa tạo dấu ấn riêng. Vậy năm 2025, phong tục cưới hỏi Việt Nam có gì mới?
Đám cưới không chỉ là sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, mà còn là sân khấu để các cặp đôi kể câu chuyện tình yêu bằng ngôn ngữ riêng. Bạn đang tìm kiếm những cách sáng tạo và mới mẻ để thay thế cho những nghi thức tổ chức tiệc cưới truyền thống như cắt bánh và rót rượu? Dưới đây là những gợi ý dành cho đôi bạn.
Giữa hàng loạt các xu hướng đám cưới hiện đại, 2024-2025 đón chờ xu hướng cưới được nhiều cặp đôi yêu thích lựa chọn đó là xu hướng tái hiện lại đám cưới xưa. Xu hướng đám cưới xưa này có gì đặc biệt và vì sao nó lại thu hút các cặp đôi hiện đại đến vậy?
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.