Phong Tục Cưới Hỏi Của Đạo Thiên Chúa Giáo Ở Việt Nam

03/11/17

Đám cưới của mỗi dân tộc đều có những nét khác biệt dựa trên phong tục, văn hóa và tôn giáo của họ. Cưới xin là một nghi lễ quan trọng đối với người Thiên Chúa giáo. Những nghi lễ này của họ được tổ chức rất chặt chẽ và rất được coi trọng.

Phong Tục Cưới Hỏi Của Đạo Thiên Chúa Giáo Ở Việt Nam 


Đám cưới của mỗi dân tộc đều có những nét khác biệt dựa trên phong tục, văn hóa và tôn giáo của họ. Cưới xin là một nghi lễ quan trọng đối với người Thiên Chúa giáo. Những nghi lễ này của họ được tổ chức rất chặt chẽ và rất được coi trọng.


1. Địa điểm

Nhà thờ, đó là nơi linh thiêng nhất đối với những người theo đạo và cũng là nơi họ thích chọn nhất để tổ chức đám cưới. Họ tin rằng đám cưới được thực hiện tại đây sẽ được sự chứng kiến của Chúa. Chúa sẽ làm người chứng giám và che chở cho cuộc hôn nhân kết nối hai con chiên ngoan đạo của Người.

2. Người chứng giám - không thể thiếu

Người chứng giám được hiểu là người đại diện cho Đức Chúa Trời như Cha xứ, linh mục. Một đám cưới của người Thiên Chúa giáo có thể không được tổ chức tại nhà thờ nhưng người chứng giám là nhân vật không thể không có. Cha xứ hay linh mục là hiện diện cho Đức Chúa Trời trong buổi lễ quan trọng này, là người chứng giám và thể hiện ý Chúa cho phép hai người được lấy nhau.

 


3. Những nghi lễ chính

Đám cưới của người Thiên Chúa được coi như một hoạt động tôn giáo. Có cầu nguyện, các bài hát nhà thờ và một bài giảng kinh thánh về hôn nhân.

Cũng như người phương Đông, đám cưới được tổ chức trước sự chứng kiến đông đảo của người thân, bạn bè của cô dâu, chú rể và tất nhiên không thể thiếu người chứng giám là Cha xứ hay linh mục.

Chú rể đã đứng đợi sẵn trên bục cao , trước mặt Người chứng giám để đợi cô dâu. Cô dâu sẽ xuất hiện cùng với người cha của mình và được cha dắt đến trao cho chú rể. Trước mặt người chứng giám tất cả mọi người, cả hai nếu đồng ý lấy nhau sẽ nói lời hứa yêu thương nhau suốt đời. Những lời nói hứa của họ được công khai trước mặt mọi người. Lời hứa vô cùng quan trọng, nó không chỉ là lời cam kết gắn bó cuộc sống với nhau giữa hai vợ chồng mà còn mang ý nghĩa tâm linh như là lời hứa của họ với Chúa Trời.

Khi cả hai người đã đồng ý và hứa hẹn trước Chúa, người chứng giám sẽ tuyên bố hai người chính thức trở thành vợ chồng. Chú rể sẽ trao nhẫn và hôn cô dâu trước mặt mọi người như để công khai cuộc hôn nhân của họ với tất cả.

 



4. Vài điều thú vị chưa biết

Chiếc nhẫn với hình vòng tròn được người Thiên Chúa coi là biểu tượng của sự trường tồn và vĩnh cửu. Chính vì vậy nhẫn là vật không thể thiếu và được chú rể trao cho cô dâu như lời hứa hẹn họ sẽ sống trọn đời bên nhau.

Tại một số đám cưới của người Thiên Chúa bạn sẽ thấy cô dâu và chú rể, mỗi người cầm một ngọn nến. Đừng ngạc nhiên vì mỗi cây nến họ cầm tượng trưng cho cuộc sống riêng của mỗi người trước khi kết hôn. Cả hai sẽ dùng cây nến của mỗi người thắp chung một cây nến khác và cùng thổi tắt cây nến riêng của họ.

 



1. Những trường hợp Hội Thánh có thể tháo gỡ dây hôn phối


1.1. Trường hợp không thể tháo gỡ:

Giữa hai người đã chịu bí tích Rửa tội, “hôn nhân đã ký kết và hoàn hợp thì không thể bị tháo gỡ bởi bất cứ quyền lực nhân loại nào, bất cứ vì lý do gì, ngoại trừ cái chết.”
Bởi vậy, Hội Thánh không có quyền cho phép ly dị các cuộc hôn nhân đã trọn vẹn. Hôn nhân trọn vẹn tức làø:
- Hôn nhân đã thành sự.
- Là bí tích.
- Đã ăn ở với nhau.
Không trọn vẹn là khi thiếu một trong ba điều trên.


1.2. Trường hợp có thể tháo gỡ:


Đối với những cuộc hôn nhân không trọn vẹn, Hội Thánh có quyền tháo gỡ trong những trường hợp sau:

1.2.1. Hôn nhân giữa hai người Công giáo, hoặc một người Công giáo và một người không Công giáo, đã thành sự nhưng chưa ăn ở với nhau.
1.2.2. Hôn nhân giữa hai người chưa được rửa tội, đã thành hôn và đã ăn ở với nhau, rồi sau đó một người trở lại đạo và người kia không muốn chung sống. Đây là trường hợp thuộc “đặc ân thánh Phaolô” (1Cr 7,15). Hôn nhân chỉ được tháo gỡ khi người mới theo đạo lấy một người khác.
1.2.3. Ngoài ra, có những cuộc hôn nhân vốn đã không thành sự ngay từ đầu, vì mắc phải một hoặc nhiều ngăn trở như đã kể ở trên. Đối với những cuộc hôn nhân này, Hội Thánh có quyền giải tán

2. Ly thân

Hội Thánh không cho phép vợ chồng ly dị nhau. Tuy nhiên, có những hoàn cảnh thực tế hai vợ chồng không thể tiếp tục sống chung được vì nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn như:
- Do ngoại tình
- Do gây nguy hiểm trầm trọng về tinh thần hay thể xác cho bên kia hoặc cho con cái.
- Hay nếu bằng cách nào khác làm cho đời sống chung trở nên quá cơ cực, không thể chịu đựng nổi

Trong những trường hợp này, Giáo quyền (Giám mục giáo phận hoặc vị Thẩm phán) chấp nhận cho họ ly thân và không sống chung nữa (tạm thời hay vĩnh viễn). Tuy nhiên, họ vẫn là vợ chồng của nhau trước mặt Thiên Chúa. Họ không được tự do để kết hôn với người khác bao lâu người chồng hay vợ mình còn sống. Hôn nhân tiếp sau không những bị cấm mà còn bất thành nữa.

Trong hoàn cảnh khó khăn, giải pháp tốt nhất, nếu có thể, là hòa giải với nhau. Cộng đoàn tín hữu được mời gọi giúp họ sống đời Kitô hữu trong hoàn cảnh ấy, trung thành với dây liên kết hôn nhân không thể tháo gỡ được.


3. Vấn đề ly dị

Hầu hết các nước trên thế giới ngày nay đều có luật cho phép ly dị, và thực tế cho thấy: không những các gia đình lương dân xin ly dị mà nhiều người Công giáo cũng đã ly dị theo luật đời.

“Hội Thánh trung thành với lời dạy của Đức Kitô: “Ai bỏ vợ mình mà lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng mà lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình” (x. Mc 10,11-12) nên không thể chấp nhận việc ly dị. Nếu hôn nhân lần đầu đã thành sự, Hội Thánh không thể công nhận liên kết mới là thành sự.”

4. Tái hôn sau khi li dị

Nếu những người đã ly dị, tái hôn theo luật đời, họ rơi vào tình trạng khách quan đi ngược lại luật Thiên Chúa. Vì thế, bao lâu còn sống trong tình trạng này, họ không được rước lễ, đồng thời cũng không thể đảm nhận một số trách nhiệm trong Hội Thánh. Tuy nhiên, Hội Thánh rất mong họ hoán cải vì họ đã vi phạm đến dấu chỉ giao ước và sự trung thành với Đức Kitô, đồng thời họ phải cam kết sống tiết dục trọn vẹn, để được giao hòa nhờ bí tích thống hối.

“Đối với những tín hữu đang sống trong hoàn cảnh như vậy, mà vẫn giữ đức tin và ao ước giáo dục con cái theo tinh thần Công giáo, linh mục và cộng đoàn phải có thái độ ân cần đặc biệt, để họ đừng bị coi như đã tách lìa khỏi Hội Thánh và nếp sống đạo mà họ có thể và phải giữ vì đã được rửa tội: “Họ được mời gọi nghe Lời Chúa, tham dự hy tế thánh lễ, kiên trì cầu nguyện, góp phần vào các công cuộc bác ái và các sáng kiến của cộng đoàn để phục vụ công lý, giáo dục con cái trong đức tin công giáo, vun trồng tinh thần sám hối và làm các việc đền tội, để ngày qua ngày thành khẩn nài xin ân sủng Thiên Chúa”


4GHI NHỚ :

1. H. Hôn nhân trọn vẹn và không trọn vẹn là thế nào?

T. Hôn nhân trọn vẹn là hôn nhân đã thành sự, đã là một bí tích và đã ăn ở với nhau. Còn hôn nhân không trọn vẹn là khi thiếu một trong ba điều trên.

2. H. Hội Thánh có quyền tháo gỡ những cuộc hôn nhân đã trọn vẹn không?

T. Hội Thánh không có quyền tháo gỡ những cuộc hôn nhân đã trọn vẹn, vì đó là luật Thiên Chúa.

3. H. Hội Thánh có quyền tháo gỡ những cuộc hôn nhân nào?

T. Hội Thánh có quyền tháo gỡ những những cuộc hôn nhân không trọn vẹn, trong những trường hợp sau:

- Một là hôn nhân giữa hai người Công giáo, hoặc một người Công giáo và một người không Công giáo, đã thành sự nhưng chưa ăn ở với nhau.
- Hai là hôn nhân tự nhiên giữa hai người chưa được rửa tội. Đây là trường hợp thuộc “đặc ân thánh Phaolô”.
- Ba là có những cuộc hôn nhân vốn đã không thành sự ngay từ đầu, vì mắc phải một hoặc nhiều ngăn trở như đã kể ở trên.

4. H. Ly thân là gì?

T. Ly thân là khi hai người không còn chung sống với nhau, nhưng vẫn là vợ chồng.

5. H. Hội Thánh có thể cho ly thân không?

T. Trong một số trường hợp đặc biệt, Hội Thánh có thể cho ly thân.

6. H. Những người đã ly thân có được phép kết hôn với người khác nữa không?

T. Không, vì họ vẫn là vợ chồng trước mặt Thiên Chúa.

7. H. Hội Thánh có thái độ nào đối với những đôi vợ chồng đã ly dị và tái hôn?

T. Trung thành với lời dạy của Đức Kitô, Hội Thánh không chấp nhận việc ly dị, và cũng không công nhận hôn nhân mới là thành sự.

8. H. Hội Thánh mong ước gì nơi họ?

T. Hội Thánh ân cần mời gọi họ lắng nghe Lời Chúa, tham dự thánh lễ, cầu nguyện, thực thi bác ái, giáo dục con cái trong đức tin và sớm hoán cải.


4GỢI Ý SUY NGHĨ:

1. Trong gia đình hay dòng họ anh chị có cặp vợ chồng đang lục đục với nhau, anh chị phải làm gì để giúp họ vượt qua giai đoạn khủng hoảng này?
2. Đối với những gia đình anh chị quen biết mà đã ly thân hay ly dị, Hội Thánh đề nghị anh chị làm gì để giúp đỡ họï, và bằng kinh nghiệm riêng, anh chị thấy đâu là việc cần phải làm ngay để nâng đỡ họï?
3. Đối với con cái của những gia đình bà con, bạn bè đã ly thân hay ly dị, anh chị có cách gì để giúp đỡ các cháu sống đạo và trở nên người tốt cho gia đình và xã hội không?

 

bài liên quan

28/12/23

Phá Cách Nhờ 6 Ý Tưởng Tung Hoa Cưới

Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.

24/09/23

Tất Tần Tật Về Tiệc Báo Hỷ Bạn Chưa Biết

Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.

28/07/23

Ai Là Người Cùng Cô Dâu Bước Vào Lễ Đường?

Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây. 

06/05/23

Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn

Cùng Cưới Hỏi Việt Nam tìm hiểu và phân biệt Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn nhé !

21/04/23

4 Nghi Thức Cưới Độc Lạ Cho Tiệc Cưới 2023 Thêm ý Nghĩa

Cùng với xu hướng tổ chức đám cưới hiện đại 2023 bùng nổ là những nghi thức lễ cưới mới lạ, độc đáo được nhiều cặp đôi lựa chọn. Đó là những nghi thức lễ cưới mới nào?

06/04/23

Tìm Hiểu Nghi Lễ Cưới Hỏi Ở Miền Nam

Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời.

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

Yêu Cầu Báo Giá

close popup

Xác Nhận Yêu Cầu Báo Giá

Yêu cầu báo giá của bạn đã được gửi thành công đến

Chân thành cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Cưới Hỏi Việt Nam. Thông tin yêu cầu của bạn sẽ được liên hệ tư vấn riêng cho bạn trong thời gian sớm nhất.