Phong Tục Cưới Hỏi Ba Miền Bắc Trung Nam

02/03/15

Ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, đám hỏi luôn là dịp quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem nghi thức cưới hỏi ba miền có gì đặc biệt nhé.

Ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, đám hỏi luôn là dịp quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Các trình tự cũng như thủ tục cưới hỏi sẽ có nhiều đặc trưng riêng biệt, mang đậm phong tục từng miền. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem nghi thức cưới hỏi ba miền có gì đặc biệt nhé.

1. Miền Bắc

Ở các tỉnh, thành phố phía Bắc, các gia đình thường tổ chức lễ cưới theo 3 bước chính gồm dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu, một số nhà còn có lễ lại mặt, là hình thức hai vợ chồng trở về nhà gái cúng gia tiên sau khi lễ đón dâu đã hoàn tất. Người Bắc có tục thách cưới, nhà gái sẽ được yêu cầu nhà trai chuẩn bị những đồ lễ nhất định. Trong số đồ lễ của của người Bắc nhất định phải có trầu cau, bánh cốm.
 


Nghi thức cưới hỏi ở miền Bắc là nghiêm ngặt nhất trong số 3 miền, ngày giờ tốt phải được chọn kỹ lưỡng, các tráp ăn hỏi cũng phải chuẩn bị đầy đủ, phải là số lẻ và lễ ăn hỏi phải diễn ra trước đám cưới ít nhất một tuần tới 10 ngày. Trước kia, lễ ăn hỏi và lễ cưới không được diễn ra trong cùng một ngày, để hai nhà có thời gian chuẩn bị tiệc và mời khách chu đáo. Lễ đón dâu của người miền Bắc xưa có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước phải là những người giàu sang, có địa vị trong dòng họ.

 

2. MiềnTrung

Người miền Trung, mà cụ thể là tại cố đô Huế có tục cưới xin đơn giản, tiết kiệm, trọng lễ nghi, không trọng tiền bạc. Người Huế cũng có các bước như dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu nhưng ý nghĩa có khác đôi chút so với miền Bắc. Để chuẩn bị cho đám hỏi, đám cưới, người Huế thường lên chùa nhờ các vị cao tăng xem ngày, giờ tốt. Sau khi đã chọn giờ ưng ý, hai bên thông gia sẽ thông báo cho nhau bằng một cuộc thăm hỏi (dạm ngõ) đơn giản. Thậm chí, tại nhiều vùng, việc dạm ngõ có thể do hai bạn trẻ đứng ra tiến hành nếu hai gia đình đã quen thân nhau từ trước.

 

 


Đám hỏi của người Huế được xem như buổi gặp mặt lớn của hai họ, không tổ chức rầm rộ. Đám cưới Huế có các lễ như xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, đón dâu, lễ gia tiên ở nhà trai. Người Huế không có tục thách cưới, lễ vật trong đám cưới có thể gồm trầu cau, rượu trà, nến, bánh phu thê. Ngoài ra, đám cưới ở Huế luôn có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ, một bé trai, một bé gái rước đèn đi trước.

Trong đêm tân hôn, đôi uyên ương phải làm lễ giao bôi hợp cẩn. Người Huế có tập tục để trong phòng tân hôn một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Cặp vợ chồng mới cưới phải nhai hết 12 miếng trầu, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối, ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm.

Lễ cưới ở Huế khá cầu kỳ về nghi thức, nhưng cũng rất đơn giản, không tổ chức ồn ào, khoa trương trong tất cả các nghi lễ. Đặc biệt, việc hợp tuổi hợp mệnh là vấn đề được quan tâm nhất trong lễ cưới tại Huế. Ví dụ, khi đi may áo cưới, áo dài, phải chọn ngày giờ tốt, người thợ may phải là người có cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc.

 

 

 

3. Miền Nam

Người dân phía Nam thường có lối suy nghĩ phóng khoáng, vì thế, nhưng phong tục cưới hỏi của họ cũng có phần thoải mái, giảm nhẹ hơn. Lễ cưới tại miền Nam vẫn có đủ 3 nghi thức là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Nhưng không như miền Bắc, người miền Nam có thể bỏ qua lễ dạm ngõ mà tiến hành lễ ăn hỏi và đón dâu cùng một ngày nếu gia đình một trong hai nhà ở xa, đi lại vất vả. Khi gộp hai lễ này, tráp ăn hỏi và lễ vật cúng tổ tiên khi đón dâu sẽ được gộp lại.

 

 


Tuy nhiên, có một nghi lễ bắt buộc cần có trong đám cưới miền Nam, đó là lễ lên đèn. Nhà trai sẽ phải mang hai ngọn nến cỡ lớn đến nhà gái khi đón dâu. Khi tiến hành cúng gia tiên tại nhà gái, cô dâu và chú rể phải tự tay thắp nến để lên bàn thờ, đó giống như tuyên bố chính thức, gắn kết hai người bên nhau trọn đời.

Nhưng dù khác nhau về phong tục, quan niệm trong cưới hỏi, các gia đình đều mong muốn những phong tục đó sẽ đem đến cuộc sống hạnh phúc lâu bền cho đôi uyên ương và giúp cuộc sống sau này của họ được thuận buồm xuôi gió.

Ngày nay, do nếp sống đã thay đổi nên phong tục cưới hỏi ngày càng xa rời với nguyên gốc. Dân gian coi cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người (sự nghiệp, làm nhà và cưới vợ). Do vậy, có một số gia đình tổ chức đám cưới quá xa hoa gây phản cảm cho xã hội. Ngược lại, một số gia đình muốn giữ nguyên tục lệ xưa, gây khó khăn cho các bạn trẻ quen với nếp sống tất bật vốn không đủ thời gian để làm rình rang. Vì vậy, tổ chức một đám hỏi đơn giản mà trang trọng mang nét thuần Việt vẫn là điều chúng ta muốn hướng đến.

- - - - - - - -
Xem thêm:

 

 

bài liên quan

28/12/23

Phá Cách Nhờ 6 Ý Tưởng Tung Hoa Cưới

Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.

24/09/23

Tất Tần Tật Về Tiệc Báo Hỷ Bạn Chưa Biết

Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.

28/07/23

Ai Là Người Cùng Cô Dâu Bước Vào Lễ Đường?

Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây. 

06/05/23

Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn

Cùng Cưới Hỏi Việt Nam tìm hiểu và phân biệt Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn nhé !

21/04/23

4 Nghi Thức Cưới Độc Lạ Cho Tiệc Cưới 2023 Thêm ý Nghĩa

Cùng với xu hướng tổ chức đám cưới hiện đại 2023 bùng nổ là những nghi thức lễ cưới mới lạ, độc đáo được nhiều cặp đôi lựa chọn. Đó là những nghi thức lễ cưới mới nào?

06/04/23

Tìm Hiểu Nghi Lễ Cưới Hỏi Ở Miền Nam

Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời.

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

Yêu Cầu Báo Giá

close popup

Xác Nhận Yêu Cầu Báo Giá

Yêu cầu báo giá của bạn đã được gửi thành công đến

Chân thành cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Cưới Hỏi Việt Nam. Thông tin yêu cầu của bạn sẽ được liên hệ tư vấn riêng cho bạn trong thời gian sớm nhất.