Những Thỏa Thuận Trước Hôn Nhân

15/11/12

Cặp vợ chồng nào cũng háo hức chào đón đứa con đầu lòng. Tuy nhiên, kết tinh tình yêu này cũng có thể trở thành “đầu mối” cho những trận cãi nhau. Có thể kể một vài mâu thuẫn thường gặp như: sinh bao nhiêu đứa con? Sinh ngay sau khi cưới hay đợi vài ba năm sau? Có nhất thiết phải sinh bằng được con trai không? Chuẩn bị tài chính thế nào trước khi sinh con? Cho con học trường gì?

Những Thỏa Thuận Trước Hôn Nhân

nhung thoa thuan truoc hon nhan, cuoi hoi viet nam, anh cuoi, chup anh cuoi, ao cuoi, lap ke hoach cuoi, tap chi cuoi hoi, nha hang tiec cuoi, cuoihoivietnam
Những Thỏa Thuận Trước Hôn Nhân | Ảnh: milanophoto.com


“Anh ấy đã thay đổi. Trước khi cưới, mỗi lần đi đâu anh ấy đều dẫn tôi theo. Chuyện ăn gì, chơi gì, mua gì anh ấy đều hỏi ý kiến tôi”. “Thế nhưng giờ đây, chỉ mới nửa năm sau ngày cưới, anh ấy đã tự quyết định mọi chuyện. Chi đến 50.000.000 đồng cho bố mẹ chồng mà anh ấy không them hỏi tôi. Thật quá xem thường vợ”. Chị Vân Anh, nhà ở quận 10, TP.HCM, kể trong nước mắt.

Mâu thuẫn vì sự khác biệt trong thói quen
Chị Vân Anh và anh Hoài Nam yêu nhau năm năm trước khi kết hôn. Anh là một họa sĩ, chị là chủ một tiệm bán tranh. Trong mắt bạn bè, họ là một cặp đôi hoàn hảo.

Từ lúc mới quen nhau cho đến trước khi cưới, anh Nam luôn tỏ ra là người hiểu chuyện và chiều chuộng chị Vân Anh hết mực. Mỗi lần ăn gì, mua gì anh đều hỏi ý chị. Mỗi khi có đám tiệc hay vui chơi ở đâu, anh đều dẫn chị theo như hình với bong.

Có một người chồng như thế, chị Vân Anh hoàn toàn mãn nguyện. Trước ngày cưới, chị háo hức khoe với bạn bè về gia đình nhỏ của mình. Trong suy nghĩ của chị, hai người sẽ cùng làm mọi việc và chia sẻ với nhau tất cả.

Thế nhưng, chỉ một tháng sau ngày cưới, chị đã cảm thấy khó khăn trong chuyện thích ứng với những thói quen từ khi còn độc thân của chồng.

Buổi tối, thay vì ngủ cùng vợ, anh Nam thức đến gần sang để vẽ tranh. Sau đó, anh lăn ra ngủ đến trưa. Chị Vân Anh vừa phải trông chừng phòng tranh vừa phải đi chợ nấu cơm, lo việc nhà …

Không chỉ vậy, anh còn thường xuyên mời bạn bè về nhà đánh chén vào buổi tối. Vốn thích sự yên tĩnh, chị Vân Anh không khỏi khó chịu vì mất không gian riêng.

Chị than thở: “Anh đừng mang bạn bè về nhà thường xuyên như thế, em thích được yên tĩnh”. Anh Nam cau mày: “Anh chơi ở nhà vì không muốn bỏ em một mình. Nếu em muốn thế, anh sẽ ra ngoài chơi cho em đỡ mệt”.

Nghe chồng nói thế, chị Vân Anh lại nín nhịn chịu đựng. Nửa năm sau ngày cưới, mâu thuẫn giữa họ lên đến đỉnh điểm khi chị phát hiện chồng lấy hết số tiền vợ chồng dành dụm để cho bố mẹ xây nhà mà không hề hỏi ý kiến vợ.

Trước sự giận dữ của vợ, anh Nam ngạc nhiên: “Anh luôn nghĩ em là người rộng rãi. Chẳng phải em luôn nói bố mẹ anh cũng như bố mẹ em là gì?”. “Hơn nữa, anh chỉ cho bố mẹ mượn tạm. Khi nào có, bố mẹ trả lại, nên anh nghĩ không cần phải nói với em. Anh không ngờ em là người khắt khe như thế”.

Nghe chồng nói thế, chị Vân Anh tức tối khóc òa, Anh Nam cũng đùng đùng bỏ đi. Họ chiến tranh lạnh đã hơn một tháng nay.

Vì sao cần thỏa thuận trước khi cưới?
Những bất đồng giữa chị Vân Anh và anh Hoài Nam xuất phát từ một nguyên nhân: họ thiếu những thỏa thuận về tài chính và thói quen sinh hoạt trước khi cưới. Đây cũng là sai lầm kinh điển của hầu hết các đôi vợ chồng.

Khi còn yêu nhau, cả hai người trong cuộc chỉ thấy tình yêu hoàn toàn màu hồng. Họ chỉ nhìn thấy những buổi hẹn hò lãng mạn, nghe những lời có cánh làm đẹp long nhau.

Các đôi tình nhân ít khi phát hiện tính xấu của nhau. Nếu có phát hiện, họ cũng dễ dàng bỏ qua.

Thế nhưng, sau khi về sống chung, những khác biệt trong thói quen, lời nói, cách cư xử, chuyện tiền bạc … đều có thể dẫn đến mâu thuẫn.

Vì vậy, trước khi về chung sống, bạn và người yêu nên nói rõ quan điểm sống của mình. Hãy đưa ra các quy tăc trong việc ứng xử, phân chia công việc trong gia đình, vai trò tài chính của cả hai …

Việc thỏa thuận có thể bắt đầu đơn giản bằng cách cả hai cùng nói rõ những điều mình thích và không thích. Dựa vào đây, đối phương mới biết cách điều chỉnh hành vi và lời nói của mình sao cho thích hợp.

Việc một đôi vợ chồng có ăn đời ở kiếp với nhau được hay không phụ thuộc rất nhiều vào thỏa thuận của hai người lúc đầu. Hành động này cũng tương tự như việc bạn liệt kê ra trước những khó khăn để cùng nhau giải quyết.

Thỏa thuận này cũng gần như việc “ký” với nhau một bản giao kèo bằng miệng. Bất cứ ai tôn trọng người bạn đời cũng sẽ tuân thủ. Từ đó, các đôi vợ chồng biết đón nhận và xử lý mâu thuẫn mà không thất vọng về nhau. Nó còn giúp họ biết cách sắp xếp cuộc sống sao cho thoải mái nhất.

Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Trần Thị Hồng Hà, Phó giám đốc trung tâm tư vấn Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình, thuộc Hội lien hiệp thanh niên Việt Nam, chuyện thỏa thuận trước đám cưới giúp giảm nguy cơ mâu thuẫn sâu sắc sau hôn nhân.

Rất nhiều người vợ sau ngày cưới phàn nàn rằng chồng mình không còn như xưa, không giúp vợ việc nhà, không chia sẻ chuyện buồn vui …

Người chồng cũng trách vợ không đảm đang, không đối xử công bằng với gia đình hai bên … Đó là hậu quả của việc hai người không thỏa thuận với nhau ngay từ những ngày đầu.

“Hiện nay các gia đình trẻ phải chịu nhiều áp lực xã hội. Đồng thời, phần lớn cả hai vợ chồng đều đi làm, nhiều mối quan hệ nên thời gian dành cho nhau cũng vì thế ít đi. Đây có thể là lý do khiến hai người không có thời gian để tìm hiểu nhau”. “Chính vì thế, việc thỏa thuận trước hôn nhân sẽ đóng vai trò tạo bản lề hành vi trước khi bước vào cuộc sống vợ chồng”, chuyên viên tâm lý Hồng Hà phân tích.

Tuy nhiên, các bạn trẻ cần phải hiểu thỏa thuận khác với áp đặt. Hai bạn có thể trang luận để tìm giải pháp chung nhưng tất cả phải dựa trên cơ sở tôn trọng và nghĩ cho nhau. Nếu một trong hai người quá bảo thủ hoặc gia trưởng, cuộc thỏa thuận xem như thất bại.

Bạn hãy bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện đầy thong cảm và thành ý. Mỗi người lần lượt trình bày quan điểm của mình về thói quen sinh hoạt, tài chính, việc sinh con …

Khi xảy ra khác biệt, cả hai hãy lắng nghe lý do của nhau và cùng phân tích nhiều khía cạnh của vấn đề. Sau cùng, hai bạn nên cùng thỏa thuận và thống nhất một giải pháp chung.

Các đôi tình nhân thường dễ dàng bỏ qua những tính xấu của nhau. Thế nhưng, sau khi về sống chung, những khác biệt có thể dẫn đến mâu thuẫn nghiêm trọng.

Bạn nên giao kèo với chàng những gì? Sau khi hiểu tầm quan trọng của việc thỏa thuận trước hôn nhân, một vấn đề khác lại được đặt ra: Bạn cần phải thỏa thuận những gì?

Mỗi cặp vợ chồng có sự tương thích và hài hòa khác nhau. Có đôi hợp sở thích ăn uống, có đôi cùng thói quen sinh hoạt … Do vậy, thỏa thuận những vấn đề gì phụ thuộc vào việc hai bạn khác biệt nhau đến đâu. Tuy nhiên, có bảy vấn đề chính sau đây mà bất kỳ đôi vợ chồng nào cũng phải thống nhất trước hôn nhân:

 

01. Thỏa thuận về tài chính

Thử tưởng tượng xem bạn là một người vợ thích đi mua sắm, còn chồng bạn là một tay mê đồ công nghệ!

Lẽ tất nhiên, bạn đổ tất cả số tiền kiếm được vào áo quần, son phấn … Chồng bạn nướng hơn cả tháng lương chỉ để đổi điện thoại mới hoặc đùng đùng vác một chiếc máy tính xách tay về nhà.

Thói tiêu xài không kiểm soát sớm muộn cũng đưa cả hai vợ chồng đến chỗ túng quẫn. Khi cả hai cần tiền để chi những vấn đề phát sinh, mâu thuẫn sẽ bung lên.

Bất đồng trong tài chính không chỉ có trường hợp ấy. Hãy nghe chị Ngọc Hạnh, nhà ở đường Bạch Đằng, Quận Bình Thạnh, TP.HCM, ấm ức kể chuyện mình: “sau khi về sống chung, tôi muốn chồng đưa hết tiền lương cho mình để trang trải chi phí trong nhà”. “Thế nhưng, anh ấy lại lập luận theo kiểu việc lớn anh chi, số tiền còn lại của ai nấy xài. Tôi thấy như thế là quá rạch ròi, tính toán, còn gì là vợ chồng nữa”.

Cho đến giờ, đã nửa năm sau ngày cưới, họ vẫn thường xuyên cãi nhau chỉ vì không thỏa thuận được cách quản lý tài chính.

Tài chính là một vấn đề quan trọng nhưng các cặp vợ chồng sắp cưới thường cố tình quên vì ngại hoặc sợ đối phương cho rằng mình kỹ tính.

Cũng có những đôi vợ chồng không thỏa thuận trước về tài chính vì nghĩ chứng ấy tiền của cả hai có đáng là bao.

Thế nhưng, khoảng vài năm sau, khi kinh tế khá lên, nhiều vấn đề phức tạp phát sinh. Khi đó, họ mới lay hoay tìm cách giải quyết nhưng mọi việc đã thành thói quen mất rồi.

Để tránh những rắc rối tương tự, bạn nên thỏa thuận trước với chồng sắp cưới về những vấn đề như:
- Gia đình tương lai sẽ quản lý tài chính theo cách tập trung hết tiền về tay một người hay theo cách phân công đóng góp dựa trên thu nhập.

- Nếu quản lý theo cách “nộp tiền”, ai sẽ là người giữ tiền? Họ sẽ báo cáo tình hình chi tiêu cho người còn lại như thế nào? Định kỳ bao lâu một lần?

- Nếu quản lý theo cách phân công đóng góp, mỗi người sẽ góp bao nhiêu phần trăm thu nhập: Cụ thể hơn, ai sẽ lo chi trả những khoản nào?

- Mỗi tháng, cả hai sẽ trích bao nhiêu phần trăm để góp vào tài khoản tiết kiệm gia đình? Khoản tiết kiệm này sẽ dùng vào những việc gì?

Ngoài ra, bạn đừng quên lên kế hoạch thảo ngân sách chi tiêu cho gia đình. Những quy tắc như: dung tiền tiết kiệm phải có sự đồng ý của cả hai, thỏa thuận lại khi thu nhập thay đổi … cũng phải được thống nhất.

 

 

02. Thỏa thuận vế cách ứng xử trong các mối quan hệ

Ứng xử với người ngoài và gia đình hai bên một cách tế nhị, công bằng sẽ mang lại sự hài long cho cả hai vợ chồng.

Bên cạnh đó, khả năng ứng biến tốt trong các tình huống còn thể hiện giá trị bản thân và sự tôn trọng đối phương.

Từ chuyện hỏi thăm, cưới xin, giỗ chạp đến lễ, tết … vợ chồng đều phải cư xử hài hòa và bình đẳng. Muốn vậy, bạn và chàng cần có sự bàn bạc để cả hai cùng hài long.

Có nhiều cô gái lấy phải chồng là trưởng họ. Mỗi lần giỗ chạp, họ phải lặn lội về quê, mất cả ngày trời nấu cỗ và tiếp đón khách. Lần một, lần hai, hầu hết các cô nào cũng vui vẻ đi, nhưng nếu kéo dài họ đều cảm thấy mệt mỏi.

Ngược lại, có những phụ nữ chẳng bao giờ đặt chân về nhà chồng, ngoại trừ lần đón dâu đầu tiên. Lý do vì họ ngại xa, ngại nhà ở nông thôn không đầy đủ tiện nghi … Bố mẹ chồng mặt nặng mày nhẹ khiến vợ chồng cũng hục hặc nhau.

Các đấng lang quân thường dễ chịu hơn trong việc về thăm nhà vợ. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng lại hơi khắt khe trong việc yêu cầu vợ về nhà mình.

Anh Phong Hải, nhà ở Biên Hỏa, Đồng Nai, là một ví dụ. Quê anh vốn ở Bến Tre, mỗi khi nhà có đám tiệc, anh đều tự quyết định về dự rồi mới báo với vợ.

Bị đặt vào thế đã rồi, chị Nguyệt Nga, vợ anh, dù không khỏe hay bận việc cũng phải rang đi. Nhiều lần chị nhắc anh bàn bạc với vợ trước nhưng anh Hải vẫ khăng khăng: “Giỗ nhà anh, tất nhiên em phải đi, cần gì hỏi”. Bực mình, chị nhất quyết không đi nữa. Thế là hai vợ chồng tranh cãi ầm ĩ rồi chiến tranh lạnh.

Chuyện ứng xử với bạn bè cũng dễ dẫn đến mâu thuẫn. Sauk hi kết hôn, nhiều anh chành vẫn giữ thói quen như ngày độc thân. Hết giờ làm việc, các chàng la lê với các chiến hữu, bỏ mặc người vợ trẻ chờ cơm.

Các eva lại thường có một thói quen xấu khác là “tám” chuyện của chồng với bạn bè. Nhiều quí ông đã giận đỏ mặt tía tai khi bị bạn vợ “khui” chuyện xấu giữa bàn dân thiên hạ. Vợ có giải thích thế nào cũng không xoa dịu được cơn bốc hỏa của chồng.

Một vài người lại có tính hay ghen. Kết hôn xong, họ cứ muốn giữ rịt người bạn đời ở cạnh mình. Đi chơi với đồng nghiệp, không. Gặp gỡ bạn bè, không. Sớm hay muộn, người bị “giam cầm” cũng sẽ bung nổ.

Để giải quyết êm đẹp những rắc rối này, bạn và anh ấy cần thỏa luận những vấn đề sau:
- Nếu cả hai cùng ở thành phố, hai bạn nên sắp xếp luân phiên về thăm họ hang hai bên. Mật độ thăm hỏi tùy vào sự bận rộn của cả hai.

- Nếu hai người ở hai quê, hãy thống nhất những chuyện như: mỗi năm về thăm nhà mấy lần? Dịp nào sẽ về thăm? Những đám giỗ hoặc tiệc nào không thể bỏ qua?

- Nếu bạn là dâu trưởng họ nhưng phải đi làm, hãy thỏa thuận với chàng bạn sẽ đích than nấu cỗ vào những dịp nào? Những dịp còn lại, bạn có thể sắp xếp những ai trong gia đình thay mình?

- Mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp và xã giao của cả hai được duy trì như thế nào? Cách ứng xử của cả hai với bạn bè đối phương? Những chủ đề “tám” với bạn thân phải tránh chuyện tế nhị nào?

Bạn cần lưu ý dù đã kết hôn, cả bạn lẫn chàng đều cần không gian riêng. Điều này giúp mối quan hệ bên ngoài của cả hai được tôn trọng. Hai bạn cũng luôn tìm thấy sự mới mẻ của nhau.

 

03. Nơi sống

Sống chung hay sống riêng, sống với nhà chồng hay nhà vợ là vấn đề đặc biệt quan trọng và nhạy cảm.

Chồng chị Ngọc Bích, nhà ở quận Bình Thạnh, TP.HCM, là con một, quê ở Đà Nẵng. Chị là con gái duy nhất sở hữu căn nhà của bố mẹ ở TP.HCM. Chồng chị nhất quyết không chịu về sống chung với gia đình vợ. Về Đà Nẵng cũng không xong vì cả hai đều có việc làm tốt ở Sài Gòn.

“Cuối cùng, chúng tôi thống nhất thuê nhà riêng. Bố mẹ tôi cũng giận một thời gian nhưng nhờ thỏa thuận trước, cả hai có thời gian thuyết phục ông bà. Mọi chuyện vì thế cũng suôn sẻ hơn”, chị Ngọc Bích chia sẻ kinh nghiệm.

04. Chuyện tín ngưỡng

Bạn có theo tôn giáo nào không. Chồng bạn thì sao? Nếu hai bạn chung tín ngưỡng, chuyện không có gì phải bàn. Ngược lại, mâu thuẫn có thể nảy sinh.

Thử tưởng tượng vào ngày chủ nhật, bạn bảo: “Em thích đi chùa”. Chồng bạn lắc đầu: “Anh phải đi nhà thờ”. Ngay lập tức, “chiến tranh” có thể xảy ra nếu không ai chịu ai.

Ngoài ra, với những tôn giáo đặc biệt như Thiên Chúa giáo, đạo hồi … người hôn phối phải cải đạo theo chồng hoặc vợ. Họ phải học kinh thánh, kinh coran … và đi lễ thường xuyên theo truyền thống của mỗi tôn giáo. Việc cho con theo đạo nào cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của nhiều đôi vợ chồng.

Tốt nhất, bạn nên bàn bạc chuyện tín ngưỡng với chàng trước đám cưới. hãy thảo luận với nhau về những giá trị tinh thần và niềm tin của hai người trước khi quyết định chọn một tôn giáo chung.

Lập gia đình đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chung sống với một “cái tôi” khác. Có những thói quen của thời độc thân không thích hợp và cần phải điều chỉnh.

 

05. Sinh con và những cách nuôi dạy con

Cặp vợ chồng nào cũng háo hức chào đón đứa con đầu lòng. Tuy nhiên, kết tinh tình yêu này cũng có thể trở thành “đầu mối” cho những trận cãi nhau. Có thể kể một vài mâu thuẫn thường gặp như: sinh bao nhiêu đứa con? Sinh ngay sau khi cưới hay đợi vài ba năm sau? Có nhất thiết phải sinh bằng được con trai không? Chuẩn bị tài chính thế nào trước khi sinh con? Cho con học trường gì? …

Không như những thỏa thuận khác, sự thống nhất trong chuyện sinh, nuôi dưỡng và giáo dục con cần được bàn bạc theo từng giai đoạn. Trước khi kết hôn, bạn cần thống nhất sẽ sinh bao nhiêu con, có nhất thiết phải sinh con trai không và thời điểm sinh.

Trước khi sinh con, bạn cần thảo luận lại với chồng vấn đề kinh tế, cách nuôi dưỡng và giáo dục con, vai trò của ông bà hai bên … Theo mỗi giai đoạn phát triển của con, hai bên sẽ tiếp tục bàn bạc chuyện chọn trường, ngành học … cho con. Điều bạn cần nhớ là việc thảo luận phải luôn được duy trì cho đến khi con bạn khôn lớn.

 

 

06. Điều chỉnh các thói quen và cân bằng thời gian

Nhiều người không hiểu rằng việc lập gia đình đồng nghĩa với việc bạn phải chung sống với một “cái tôi” khác. Có những thói quen của thời độc than không thích hợp với cuộc sống gia đình và cần phải điều chỉnh.

Cân bằng thời gian giữa công việc và thời gian dành cho nhau cũng quan trọng không kém. Nếu nghề nghiệp của bạn có những đặc thù về thời gian (trực đêm, công tác dài ngày …), bạn cần nói rõ với người bạn đời tương lai.

Thỏa thuận trước những thói quen và cách cân bằng thời gian sẽ giúp hai bạn tránh được những đổ vỡ do không tương thích.

07. Chuyện gối chăn

Tình dục là nhu cầu cần thiết của hôn nhân. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ lại ngại đề cập đến vấn đề quan trọng này. Thỏa thuận về tình dục không phải là một điều xấu. Bạn cũng không nhất thiết phải sống thử mới có thể cùng nhau thảo luận.

Bạn nên đề cập với chàng những điều như: mật độ sinh hoạt gối chăn lành mạnh, tuân thủ đời sống tình dục một vợ một chồng, cùng nhau tìm cách chữa trị nếu một trong hai người “trục trặc” … Hãy thuyết phục chàng cùng đi khám sức khỏe sinh sản trước ngày cưới để bảo đảm hạnh phúc lâu dài.

 

 

 


- - - - - - - - -
Xem thêm:



- - - - - - - - -
www.cuoihoivietnam.com
- Nguồn: An Đông – TTGĐ
- - - - - - - - -

 

bài liên quan

27/03/24

Địa Điểm Nào Tổ Chức Đám Cưới Bãi Biển Đẹp Như Mơ? Phần 1

Tổ chức đám cưới bãi biển là giấc mơ của nhiều cặp đôi. Với rất nhiều bãi biển đẹp tại Việt Nam, đâu sẽ là địa điểm tổ chức đám cưới bãi biển lý tưởng mà đôi bạn đang kiếm tìm?

14/08/23

Lưu Giữ Ngàn Xúc Cảm Ngày Trọng Đại Cùng Khách Sạn Lotte Sài Gòn

Đối với các cặp đôi, ngày cưới không chỉ là minh chứng cho sự gắn bó, thề nguyện trọn đời mà còn là dịp để tri ân đấng sinh thành, cùng những người thân thương chúc mừng ngày hạnh phúc.

04/08/23

Tiệc Cưới Sang Trọng Tại Khách Sạn 5 Sao Duy Nhất Tại Quận 5

Là khách sạn 5 sao duy nhất tại Quận 5, Khách sạn Windsor Plaza tự hào có sảnh tiệc lớn và sang trọng bậc nhất thành phố, có thể phục vụ lên đến 1.200 khách, với không gian linh hoạt để thiết kế theo nhiều phong cách cưới đa dạng

09/07/23

5 Địa Điểm Tổ Chức Tiệc Cưới Đẹp - Độc- Lạ 

Nếu đôi bạn đang muốn tìm một địa điểm tổ chức tiệc cưới khác với những mô hình nhà hàng tiệc cưới quen thuộc thì 4 địa điểm tổ chức tiệc cưới đẹp-độc-lạ dưới đây sẽ dành cho bạn. 

12/05/23

Trang Mới Của Cuộc Đời, Khởi Đầu Từ Một Tiệc Cưới Trong Mơ Tại Khách Sạn LOTTE Sài Gòn

Tiệc cưới là một dấu son quan trọng đánh dấu sự viên mãn của tình yêu đôi lứa. Nhằm đáp ứng sự mong đợi của các cặp uyên ương, khách sạn LOTTE Sài Gòn tự hào cung cấp dịch vụ hoàn hảo và chuyên nghiệp nhất để hoà cùng niềm hạnh phúc tràn đầy.

25/02/23

Tiệc Cưới ‘Thần Tiên’ - Lung Linh Như Cổ Tích Tại Khách Sạn Lotte Sài Gòn

Tọa lạc ngay giữa lòng Sài Gòn náo nhiệt, với kiến trúc sang trọng và không kém phần trang nhã, Khách sạn LOTTE Sài Gòn luôn là một trong những địa điểm tổ chức tiệc cưới lý tưởng với các dịch vụ hàng đầu.

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

Yêu Cầu Báo Giá

close popup

Xác Nhận Yêu Cầu Báo Giá

Yêu cầu báo giá của bạn đã được gửi thành công đến

Chân thành cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Cưới Hỏi Việt Nam. Thông tin yêu cầu của bạn sẽ được liên hệ tư vấn riêng cho bạn trong thời gian sớm nhất.