Miền Trung là vùng đất cằn sỏi đá phải chịu những khắc nghiệt của khí hậu nên con người cũng chân chất thật thà và dễ gần. Vì thế việc chuẩn bị lễ vật ăn hỏi của người miền Trung cũng thật đơn giản không cầu kì như miền Bắc và miền Nam.
Miền Trung là vùng đất cằn sỏi đá phải chịu những khắc nghiệt của khí hậu nên con người cũng chân chất thật thà và dễ gần. Vì thế việc chuẩn bị lễ vật ăn hỏi của người miền Trung cũng thật đơn giản không cầu kì như miền Bắc và miền Nam. Nói là đơn giản nhưng không có nghĩa là qua loa quá mức, phải chuẩn bị lễ vật đầy đủ để tỏ sự tôn trọng với nhà gái. Dưới đây là những lễ vật phải chuẩn bị trong ngày ăn hỏi ở miền Trung.
Người xưa có câu miếng trầu là đầu câu chuyện, không chỉ riêng gì người miền Trung và miền Nam và miền Bắc cũng coi trong việc chuẩn bị lễ vật này. Bởi trầu cau là tượng trưng cho tình nghĩa keo sơn gắn bó của vợ chồng, việc chuẩn bị bao nhiên lá trầu bao nhiêu quả cau thì người miền Trung không quy định chỉ cần sắp xếp sao cho mâm lễ trông gọn gàng đẹp mắt là đươc.
Riêng ở Huế thì khác một chút xíu đó là trong mâm trầu cau có thêm gừng và muối để thế hiện lời hứa thủy chung của đôi trẻ trước ngày cưới.
2. Bánh phu thê.
Bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung son sắc của vợ chồng đến cuối đời, đây là lễ vật mà nhà trai muốn chúc phúc và cũng là lời hứa hẹn mà nhà trai dành cho nhà gái. Vì thế lễ vật này cũng không kém phần quan trọng, những chiếc bánh được sắp xếp theo từng cặp tượng trưng cho chàng trai và cô gái. Mâm lễ được sắp xếp gọn gàng theo số chẵn không yêu cầu về số lượng.
3. Chè, rượu và thuốc.
4. Cặp nến tơ hồng.
Nến tơ hồng bạn không nên quên nhé vì đây là lễ vật quan trọng, nến tơ hồng sẽ được thắp trong ngày lễ ăn hỏi.
5. Một số lễ vật khác.
Lễ vật này có thể là lợn quay, gà quay, tiền sính lễ,.. giống như một lời thành ý nhà trai cảm ơn nhà gái.
Qua bài viết trên đây chúc các cặp đôi không còn bối rối trong việc chuẩn bị lễ vật ăn hỏi nữa nhé!
- - - - - - - -
Xem thêm:
bài liên quan
Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.
Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây.
Cùng Cưới Hỏi Việt Nam tìm hiểu và phân biệt Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn nhé !
Cùng với xu hướng tổ chức đám cưới hiện đại 2023 bùng nổ là những nghi thức lễ cưới mới lạ, độc đáo được nhiều cặp đôi lựa chọn. Đó là những nghi thức lễ cưới mới nào?
Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời.
Để đi từ bước dạm ngõ đầu tiên đến đám cưới sau cùng, người Việt Nam ta có nhiều quy trình khác nhau; trong đó quan trọng nhất là nghi lễ xin dâu và rước dâu vào ngày cưới. Vậy, trong ngày này, hai bên gia đình cần chuẩn bị gì?