Nghi Thức Cưới Hỏi Của Người Theo Đạo Công Giáo Ở Việt Nam

28/07/16

Lễ cưới trong nhà thờ là nét thiêng liêng và đậm chất tín ngưỡng của những người theo đạo Công Giáo. Cùng tìm hiểu thêm về nghi thức cưới hỏi ở nhà Thờ để có những khâu chuẩn bị và tổ chức thật hoàn hảo nhé!

Lễ cưới trong nhà thờ là nét thiêng liêng và đậm chất tín ngưỡng của những người theo đạo Công Giáo, cùng với những nguyện ước của cô dâu chú rể, cầu chúc của Cha Xứ và khách mời, sự chứng giám của người chứng giám, sẽ giúp cho đôi trẻ có được một đời sống tinh thần sau này được hạnh phúc, có niềm tin vững chắc.

Cùng tìm hiểu thêm về nghi thức cưới hỏi ở Nhà Thờ để có những khâu chuẩn bị và tổ chức thật hoàn hảo nhé!

1/ Chuẩn bị, trang hoàng bàn thờ

Trong phần nghi thức truyền thống của cưới hỏi Việt Nam có lễ rước dâu và gia tiên, phải dâng lễ vật và thắp hương kính nhớ ông bà tổ tiên, nên phải lập một bàn thờ các bậc tiền bối phía dưới bàn thờ Chúa, đây cũng chính là bàn thờ hồng, việc trang trí cũng nên đơn giản, nhưng phải đảm bảo đầy đủ: bình hoa, đĩa trái cây, bộ lư và cặp đèn Long Phụng, 3 nén hương lớn để thắp.

Và bàn thờ Chúa thì phải trang hoàng thật lộng lẫy, lưu ý, không để đĩa trái cây lên bàn thờ của Chúa, có thể treo các câu đặc trưng theo tín ngưỡng của đạo Công Giáo như: “Thiên Chúa là tình yêu”, “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”. Những mâm tráp lễ vật cũng theo như nghi thức truyền thống mà tiến hành.


2/ Học giáo lý

Điều kiện cần của việc tổ chức hôn lễ tại Nhà Thờ là cô dâu và chú rể cùng theo đạo, và việc học giáo lý tiền hôn nhân là điều bắt buộc, đây là điều không phải ai cũng biết, thời gian học có thể là từ 3 tháng đến 6 tháng tùy theo từng nhà Thờ.

Nếu như có một trong hai người không theo đạo, buổi lễ thành hôn chỉ diễn ra nhỏ gọn, không cầu kỳ như truyền thống của tín ngưỡng, được tiến hành nhanh chóng, dưới sự chứng kiến của vài người, được gọi “phép chuẩn”, không như Thánh lễ hôn phối chính thống.

3/ Nhà Thờ tổ chức lễ cưới

Đây là yếu tố quan trọng, cả cô dâu và chú rể cần phải biết, nhà Thờ tổ chức lễ cưới phải là nhà Thờ ở một trong hai nơi mà cô dâu hoặc chú rể sinh sống. Việc tổ chức ở một nhà Thờ khác phải có sự đồng ý cho phép của Cha Xứ ở một trong hai nhà Thờ bắt buộc, và phải có giấy ủy quyền gửi đến Cha Xứ của Giáo Xứ mà đôi uyên ương muốn làm lễ cưới.

4/ Các bước cần thiết để chuẩn bị

Cô dâu và chú rể phải đến gặp Cha Xứ để trình bày nguyện vọng hôn nhân của mình, sau đó Cha Xứ sẽ làm tờ khai hôn phối cho cặp đôi để biết cả cô dâu và chú rể có theo đạo hay không. Cha Xứ sẽ giúp đôi uyên ương học giáo lý tiền hôn nhân

Sau khi hoàn thành việc học giáo lý và cả hai đều quyết tâm tiến đến hôn nhân, Cha Xứ sẽ bắt đầu làm lời rao hôn phối, việc này sẽ được tiến hành 3 lần vào 3 ngày Chủ Nhật ở cả hai nhà Thờ nơi của cô dâu và chú rể. Ý nghĩa của việc làm này là để thông báo cho mọi người biết để lắng nghe ý kiến của họ, nếu như đồng tình họ sẽ chia vui, nếu như không đồng tình hay phản đối, Cha Xứ sẽ xem xét lại. Nếu như mọi việc suôn sẻ, Cha Xứ sẽ quyết định ngày cử hành hôn lễ


5/ Nghi thức kết hôn tại nhà Thờ

Trong lễ cưới bắt buộc phải có người làm chứng và người chứng hôn, thông thường, Cha Xứ sẽ làm nhiệm vụ này. Cô dâu và chú rể sẽ trao đổi lời thề nguyện và hứa sẽ bên nhau trọn đời trước Chúa, Cha Xứ, người chứng giám và khách mời dự lễ.

Cha Xứ làm phép thành hôn và cặp đôi trao nhẫn cưới cho nhau. Sau khi hoàn thành xong các thủ tục cơ bản, cặp đôi sẽ ký tên vào sổ Hôn phối của nhà Thờ. Cử hành hôn lễ trong nhà thờ, giúp đôi uyên ương hiểu được tầm quan trọng của hôn nhân cũng như cuộc sống gia đình, có được đức tin, sống tích cực và đạt được hạnh phúc, bên cạnh đó có trách nhiệm gìn giữ hôn nhân bền vững.

- - - - - - -
Xem thêm:

Nguồn: sưu tầm

bài liên quan

28/12/23

Phá Cách Nhờ 6 Ý Tưởng Tung Hoa Cưới

Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.

24/09/23

Tất Tần Tật Về Tiệc Báo Hỷ Bạn Chưa Biết

Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.

28/07/23

Ai Là Người Cùng Cô Dâu Bước Vào Lễ Đường?

Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây. 

06/05/23

Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn

Cùng Cưới Hỏi Việt Nam tìm hiểu và phân biệt Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn nhé !

21/04/23

4 Nghi Thức Cưới Độc Lạ Cho Tiệc Cưới 2023 Thêm ý Nghĩa

Cùng với xu hướng tổ chức đám cưới hiện đại 2023 bùng nổ là những nghi thức lễ cưới mới lạ, độc đáo được nhiều cặp đôi lựa chọn. Đó là những nghi thức lễ cưới mới nào?

06/04/23

Tìm Hiểu Nghi Lễ Cưới Hỏi Ở Miền Nam

Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời.

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

Yêu Cầu Báo Giá

close popup

Xác Nhận Yêu Cầu Báo Giá

Yêu cầu báo giá của bạn đã được gửi thành công đến

Chân thành cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Cưới Hỏi Việt Nam. Thông tin yêu cầu của bạn sẽ được liên hệ tư vấn riêng cho bạn trong thời gian sớm nhất.