Nghi lễ cưới hỏi của người theo đạo Công Giáp cũng như các nghi thức theo các tôn giáo khác là một nét đẹp cần trân trọng và giữ gìn, đặc biệt là trong các gia đình có truyền thống theo tôn giáo này. Cùng Cưới Hỏi Việt Nam tìm hiểu Nghi Thức Cưới Hỏi Của Người Theo Đạo Công Giáo
Nghi lễ cưới hỏi của người theo đạo Công Giáp cũng như các nghi thức theo các tôn giáo khác là một nét đẹp cần trân trọng và giữ gìn, đặc biệt là trong các gia đình có truyền thống theo tôn giáo này.
Dù bạn hay người ấy của bạn theo Công giáo hay không, cả hai cũng sẽ trải qua nghi thức trang trí bàn thờ, lễ rước dâu tại nhà gái và lễ thành hôn ở nhà trai. Đừng vội lo lắng hay nản lòng, hãy tìm kĩ thêm về chúng dưới đây, bạn sẽ cảm thấy thú vị và an tâm hơn nhiều.
Cùng Cưới Hỏi Việt Nam tìm hiểu Nghi Thức Cưới Hỏi Của Người Theo Đạo Công Giáo
1. Trang trí bàn thờ
Hôn phối của hai bạn trước sự chứng giám của Chúa cùng lời nguyện ước của mỗi bên thực sự là một phần không nhỏ tạo nên sự thiêng liêng của buổi lễ. Nhưng bạn có biết rằng việc trang trí cũng góp phần không nhỏ vào sự thiêng liêng ấy? Đầu tiên, mặc dù đa phần người theo Công giáo không có bàn thờ ông bà nhưng đó vẫn là một phần trong nghi thức rước dâu và lễ gia tiên. Việc cần làm là chúng ta phải bày một chiếc bàn nhỏ đơn giản phía dưới bàn thờ của Chúa với một ít hoa, ít trái cây, lư đồng, đèn và 3 nén hương để thực hiện phần nghi thức kính nhớ ông bà tổ tiên, có phần lên đèn, thắp hương lạy tổ tiên ông bà theo tục cổ truyền. Các lễ vật khác như mâm hoa quả, hoa cầm tay thì theo nghi thức truyền thống.
Về phần bàn thờ Chúa, chúng ta có thể trang trí thêm hoa cho lộng lẫy, tươi sáng và nên nhớ tránh đặt đĩa hoa quả lên bàn thờ của Chúa. Ngoài ra bạn có thể tăng thêm tính trang nghiêm bằng cách treo các khẩu hiệu”Thiên chúa là tình yêu” hay “Sự gì Chúa đã sắp đặt loài người không được phân ly”. Lưu ý việc giữ bàn thờ sạch sẽ, bóng loáng cũng rất quan trọng.
2. Lễ rước dâu tại nhà gái
Nghi thức này cần trưởng tộc của gia đình hai bên ngoài ra còn có chú rể phụ, lễ vật như rượu, trầu, mâm hoa quả để tiến hành nghi thức xin phép sự đồng ý chấp thuận của nhà thông gia theo truyền thống. Dấu hiệu kết thúc của nghi thức này là lúc mâm quả của nhà trai được phép đặt trên bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Chúa của nhà gái.
Nhà trai ngỏ lời và giới thiệu sính lễ:
Trưởng tộc nhà trai nói: “Kính thưa quý ông bà và quý họ nhà gái, nhờ ơn Chúa và sự sắp đặt của gia đình, hai cháu …. Và ….. đã nên vợ chồng. Qua mối dây liên kết thánh thiện này, hai gia đình và hai họ chúng ta cũng được gần gũi liên hệ mật thiết với nhau. Hôm nay chúng tôi, họ nhà trai xin đưa sính lễ đến chào mừng và cám ơn gia đình cũng như quý họ”.
Nhà gái đáp lời: “Kính thưa quý ông bà và quý họ nhà trai. Chúng tôi thành thật cám ơn họ nhà trai đã có lòng thương đến con gái chúng tôi và trao tặng sính lễ, chúng tôi rất hân hạnh và xin đón nhận”.
Trưởng tộc nhà trai giới thiệu đoàn rước dâu nhà trai và trưởng tộc nhà gái giới thiệu thành phần gia đình họ nhà gái trong buổi lễ. Cha hoặc mẹ chú rể mở mâm quả, nhớ mở mâm có chiếc áo dài để nhà gái đưa vào trong cho cô dâu mặc trước khi ra mắt gia đình đàng trai, cặp đèn để cho họ nhà gái chuẩn bị lên đèn, mở hết sính lễ, trừ mâm trầu cau (để chú rễ và cô dâu mở). Trong khi cô dâu thay áo dài và trang điểm, gia đình 2 họ dùng tiệc trà và trò chuyện. Sau khi cô dâu mặc áo dài xong, nhà gái xin phép cho cô dâu ra mắt
Phần long trọng không kém tiếp theo là cô dâu sẽ được mẹ chồng tặng trang sức. Cô dâu và chú rể đốt 2 cây nến cháy đều một lúc rồi cắm trên bàn thờ tổ tiên tơ hồng, còn nến trên bàn thờ Chúa phải thắp bằng đèn trắng thường và đốt trước, như vậy mới đúng theo nghi lễ vốn có.
Kinh nguyện tạ ơn thiên chúa:
Vị trưởng tộc nhà gái hoặc đại diện gia tộc đứng phía trước quay ngang giữa bàn thờ và cộng đoàn để chủ sự lễ nghi.
Chủ sự: Nhân danh cha và con và thánh thần.
Cộng đoàn: Amen.
Chủ sự: Cầu xin Chúa Thánh thần.
Sau đó nói ít lời như sau: Kính thưa quý vị bên họ nhà trai. Hôm nay gia tộc chúng tôi có con gái tới tuổi trưởng thành đi lập gia đình, con cháu chúng tôi đã được bên họ đàng trai thương nhận về làm dâu con. Giờ đây trước lúc cháu từ biệt gia đình, bắt đầu cuộc sống mới, chúng tôi xin quý vị và bà con xa gần hiệp cùng chúng tôi,dâng lời cầu nguyện cho đôi trẻ được nên vợ chồng hòa hợp hạnh phúc.
Chủ sự nói tiếp: Lạy Chúa là gia chủ chúng con, hôm nay là ngày trọng đại của gia đình này, một người con trong gia đình sắp từ giã cha mẹ, anh chị em, từ giã mái ấm đã chung sống bao năm nay, để đi xây dựng một gia đình mới, cùng với người chồng đã tự do chọn lựa, chúng con là những người thân, họ hàng, lối xóm, bạn bè xa gần, tụ họp trước tôn nhan xin Cha luôn nâng đỡ để người con của Cha trở nên con dâu hiếu thảo với cha mẹ chồng, sống thuận hòa với gia đình chồng. Xin cho đôi vợ chồng mới này được yêu thương mãi mãi, xây dựng cho gia đình ngày một hạnh phúc hơn. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Cộng đoàn: Amen.
Cô dâu và chú rể đặt nến lên bàn thờ, vị trưởng tộc đốt 3 nén hương trao chú rễ và cô dâu mỗi người một nén vị trưởng tộc bái trước, sau đó chú rễ cùng cô dâu bái 3 lần trước bàn thờ rồi cắm hương. (Nếu trong nhà còn thờ ai nửa thì cứ thắp mỗi nơi 3 nén hương).
Chủ sự: “Bây giờ chúng ta hãy xin Mẹ Maria nâng đỡ người con của Mẹ được chu toàn bổn phận của mình”.
Cộng đoàn: Hát bài “Xin Vâng”.
1. Mẹ ơi đời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng: “Xin Vâng”. Mẹ ơi đường đi trăm ngàn nguy khó, hiểm nguy dâng tràn đây đó, xin Mẹ dạy con hai tiếng: “Xin Vâng”.
2. Mẹ ơi đời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng: “Xin Vâng”. Mẹ ơi đường đi phủ đầy bóng tối,bẫy chông giăng tràn muôn lối, xin Mẹ dạy con hai tiếng: “Xin Vâng”.
ÐK: Xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”, hôm qua, hôm nay và ngày mai. “Xin vâng”, Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”, hôm nay, tương lai và suốt đời.
Kính nhớ tổ tiên:
Nghi thức cưới hỏi trong phần này là chú rể và cô dâu cùng đọc: Chúng con là ……….. và…………vừa dâng nén hương để tỏ lòng thành kính và biết ơn Tổ tiên, ông bà, xin các ngài phù hộ cho tình yêu của chúng con.
– Cô dâu chú rể bái 1 lần rồi quay sang cha mẹ nhà gái.
Cám ơn cha mẹ:
Cô dâu nói: Thưa ba má kính mến, hôm nay con về nhà chồng, bước sang quảng đời mới với trách nhiệm mới, tuy không còn sống chung trong gia đình với ba mẹ anh chị em, nhưng lòng conkhông bao giờ dám quên công ơn sinh thành dưỡng dục của ba mẹ. Con quyết lòng sống đẹp với mọi người, chu toàn bổn phận và hết lòng trung thành với Chúa để đền đáp công ơn ba mẹ, xin Chúa gìn giữ Ba mẹ khỏe mạnh (có thể Cô dâu và chú rễ bái 1 lần hoặc chế luôn không bái tùy gia đình).
Cô dâu và chú rễ cùng hát bài: “Cầu cho cha mẹ”
1. Xin Chúa (í a) chúc lành, cho đời cha mẹ của con. Công ơn là như núi non dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn. Con sinh đến trong đời, an vui nhờ có ơn trời, và ơn cha mẹ suốt đời coi nhẹ khổ đau.
2. An vui cũng như đau buồn, luôn đẹp tấm lòng mẹ cha. Ai qua là bao chốn xua,thấy đâu vui cho bằng mái nhà. Mai con lớn lên rồi, ra đi tung cánh trong đời,dù xa vô bờ vẫn nhờ đến tình mẹ cha.
ĐK: Xin cho cha mẹ con thắm mãi tình son của Chúa Trời. Cho con giữa gia đình luôn sống theo tình người con ngoan. Ghi chú: Nếu cha mẹ cô dâu mất, thì nói câu này trước bàn thờ cha mẹ, hoặc 1 người bị mất, thì người còn lại (cha hoặc mẹ) đứng cạnh bàn thờ của người đã bị mất.
Xin dâu:
Trưởng tộc nhà trai: “Kính thưa quý ông bà và họ nhà gái, nghi lễ đã đầy đủ và mọi tâm sự đã được giải bày. Giờ đây xin phép quý ông bà cho chúng tôi đón cháu về để nhập tiền thành hôn”.
Vị đại diện họ nhà gái:
“Kính thưa họ nhà trai, chúng tôi vui mừng và cám ơn tấm thịnh tình quý vị dành cho chúng tôi và đặc biệt cho con gái chúng tôi, 2 gia đình chúng ta đãnhư một, chúng tôi rất sung sướng gởi cháu ……..….. cho anh ………….. và gia đình ông bà. Mong ông bà nâng đỡ các cháu để gia đình mới hạnh phúc lâu bền. Trước khi đi gia đình họ đàng gái chúng tôi có cho cháu 1 ít kỷ vật và quà để hộ thân xin họ nhà trai nén lại dùng tiệc trà cùng chúng tôi.”
Cuối cùng, sau một loạt lễ dài, nhà trai sẽ được mời dùng tiệc trà còn nhà gái sẽ tặng quà cho con em mình trước lúc rời người thân yêu về nhà chồng…
3. Lễ thành hôn ở nhà trai
Đoàn rước dâu về tới nhà trai, mẹ chú rể dắt cô dâu vào nhà trước. Trưởng tộc, cha chú rể và chú rể cùng đoàn rước dâu vào nhà sau (theo phong tục cổ truyền).
Nghi lễ trình diện thiên chúa và tổ tiên:
Chủ sự: (Về đây chủ sự là trưởng tộc nhà trai) Nhân danh cha và con và thánh thần.
Cộng đoàn: Amen.
Chủ sự: Kính lạy Thiên chúa là cha của chúng con và là gia chủ của chúng con. Kính trình các bậc tổ tiên ông bà. Hôm nay là ngày vuimừng cho gia tộc chúng con nói chungvà gia đình này nói riêng, vì có thêm 1 người con người cháu trở nên thành viên của gia đình và dòng tộc, trước tôn nhan thiên chúa, trước bàn thờ kính nhớ tổ tiên ông bà, gia tộc chúng con xin trình diện đôi tân hôn này. Xin Chúa thương chúc lành, xin các bậc tổ tiên ông bà chứng giám, xin bà con 2 họ và quý khách xa gần cùng hợp lời cầunguyện cho đôi trẻ được sắt cầm hòa hợp, trăm năm hạnh phúc.
Đốt đèn: Cô dâu, chú rể cùng đốt 2 cây nến (đã được cắm sẳn trên bàn thờ tổ tiên), cho cháy đều một lúc.
Trình diện Chúa và tổ tiên: Trưởng tộc thắp 3 nén hương, trao cho chú rễ và cô dâu mỗi người 1 nén, trưởng tộc lạy trước, theo thứ tự bàn thờ
Chúa rồi đến tổ tiên. Sau đó chú rễ cùng cô dâu cũng bái 3 lần trước bàn thờ Chúa và tổ tiên, sau đó cắm vào lư hương hay bát hương trên bàn thờ tổ tiên (nếu trong nhà còn thờ ai thì lấy thêm hương nhỏ đốt và lạy tiếp mổi nơi 3 lạy theo thứ tự trưởng tộc lạy trước, cô dâu và chú rễ lạy sau).
Bái chào cha mẹ: Sau đó chú rể và cô dâu quay mặt trở lạichào cha mẹ chồng (chấp tay cúi đầu chào thôi, không lạy)
Bái chào nhau: Cô dâu và chú rể quay mặt vào nhau (chấp tay, cúi đầu chào nhau 3 lần)
Công Bố Lời Chúa: (Phần đọc lời Chúa này không nhất thiết là vị trưởng tộc bên nào, quan trọng là chúng ta phân công trước để có người thực hiện)
Lời Chúa trong thư thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Ê-phê-sô:
Thưa anh em, vì lòng kính sợ Ðức Kitô, anh em hãy phục tùng lẫn nhau. Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng nhưÐức Kitô là Ðầu của Hội Thánh, chính Người là Ðấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Ðức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy.
Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Ðức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Ðức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người. Sách Thánh có chép rằng: Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xươngmột thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Ðức Kitô và Hội Thánh. Vậy mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như chính mình, còn vợ thì hãy kính sợ chồng.
Đó là Lời Chúa.
Tạ ơn Chúa.
Lời nguyện Cộng Đoàn: (Sau khi công bố Lời Chúa, vị chủ sự đọc những lời nguyện sau)
– Chủ sự: Kính lạy Chúa là Cha của chúng con, chúng con là cha mẹ, họ hàng bạn hữu của đôi tân hôn xin dâng lên Cha những lời cầu xin tha thiết. Xin Cha thương ban muôn ơn lành cho hai người để nên một gia đình hạnh phúc. Xin cho họ gắn bó trung thành yêu thương nhau mãi mãi. Xin cho họ biết quảng đại tha thứ khuyết điểm của nhau, luôn chu toàn nhiệm vụ làm chồng, làm vợ, hầu cho gia đình ngày thêm bền vững. Chúng con cầu xin Chúa.
CĐ: Xin Chúa nhận lời chúng con.
– Chủ sự: Xin Cha thương chúc lành cho đôi bên thông gia chúng con được luôn thông cảm với nhau, cùng nhau giúp đôi vợ chồng mới hòa hợp hạnh phúc. Xin Chúa đổ tràn hồng ân cho những người đã làmơn cho chúng con, chú bác cô dì và nhiều người khác mà chúng con khôngthể kể hết ra đây. Xin cho mọi người hiện diện được hồn an xác mạnh và đầy thánh ân Cha. Chúng con cầu xin Chúa.
CĐ: Xin Chúa nhận lời chúng con.
Kết thúc:
Cộng đoàn hát bài: “Đâu có tình yêu thương” hoặc bài “Hồng ân Thiên Chúa bao la”.
ÐK1: Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la. Xin dâng lời cảm mến hòa theo tiếng hát dâng lên. Ðôi bàn tay Chúa nâng đỡ con, xin dâng lời cảm tạ. Cho đời con vững một niềm tin, xin dâng lời cảm mến. Ðôi bàn tay Chúa dẫn con đi, xindâng lời cảm tạ. Tay hồng ân Chúa đưa con về, xin dâng lời cảm mến. Chúa cho con trời mới đất mới, đường đời con đổi mới. Con (i) ca ngợi lòng thương xót Chúa muôn muôn đời.
1. Ðời đời Người đã thương con, đời đời Người vẫn thương con, thương con như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh, Chúa thương yêu ấp ủ con đêm ngày.
2. Nhiệm mầu tình Chúa cao siêu, loài người được Chúa nâng niu, nâng niu tựa con ngươi trong mắt Chúa, Chúa nâng niu gìn giữ luôn đêm ngày. Chủ sự tuyên bố kết thúc: “Nghi thức trình diện và cầu nguyện cho đôi tân hôn đã kết thúc, kính mời quý ông bà, quý khách, cùng quý bà con anh em hai họ an tọa, mời họ hàng thân tộc của chú rễ tặng quà cho đôi tân hôn” (lần lượt giới thiệu từng người tặng quà theo thứ tự lớn trước nhỏ sau).
Thật sự khi trải nghiệm được những nghi lễ long trọng như trên, hẳn cặp đôi trẻ nào cũng tăng cường được nhận thức về tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân khi đã kết hôn; từ đó biết cách ứng xử trong hôn nhân và có thái độ trân trọng gìn giữ hơn hạnh phúc của mình. Đó chính là những bài học nhận thức mà các nghi lễ trên đem lại, xứng đáng là một nghi thức được bảo tồn, gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ…
- - - - - - - - - -
Xem thêm:
bài liên quan
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.
Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.
Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.
Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây.