Mỗi một kịch bản cưới tuy có sự khác nhau đôi chút nhưng tất cả đều nổi bật lên ngày vui trọng đại của đời bạn và sự hài lòng ấn tượng cho mỗi quan khách.
Bạn muốn áp dụng kịch bản cưới nào sau đây cho đám cưới của mình? Mỗi một kịch bản cưới tuy có sự khác nhau đôi chút nhưng tất cả đều nổi bật lên ngày vui trọng đại của đời bạn và sự hài lòng ấn tượng cho mỗi quan khách.
Mời bạn tham khảo một kịch bản với trình tự các bước cho một lễ cưới vừa thú vị vừa trang trọng:
Thời gian: 4 phút
Thực hiện: Chiếu slide hình của cô dâu & chú rể từ nhỏ đến lớn. Những kỷ niệm, từng giai đoạn... như hai đường thẳng và dần cắt nhau tại 1 điểm là khi gặp và gắn bó cùng nhau.
Âm thanh: Sau khi chiếu slide nhạc CD. Cho máy hát nhạc nhẹ nhàng để bắt đầu đốt nến...
Ánh sáng: Đồng loạt tắt đèn và thắp nến chiếu slide.
2. Chào quan khách
Thời gian: 2 phút
Thực hiện: Cha chú rể và cha cô dâu bước ra sân khấu: từ khán phòng nhìn lên sân khấu, cha chú rể sẽ xuất hiện từ bên phải và cha cô dâu từ bên trái. Cha chú rể chào và cám ơn hai họ và bạn bè thân hữu. Cha cô dâu tuyên bố bắt đầu nghi lễ và giới thiệu hai nhân vật chính...
Âm thanh: Nhạc giảm rồi tắt hẳn.
Ánh sáng: Đèn sân khấu sáng lên.
Nghi Lễ Cưới Điển Hình
3. Giới thiệu chú rể và cô dâu
Thời gian: 5 phút
Thực hiện: Từ cửa ra vào khán phòng, mẹ cô dâu đi song song cùng con rể và mẹ chú rể đi song song cùng con dâu (dâu và rể đi bên phải mẹ). Khi đang tiến lên sân khấu, cha cô dâu giới thiệu với hai họ và quan khách. Khi đến bàn hai họ, mẹ cô dâu cùng chú rể dừng lại để mẹ chú rể trao cô dâu cho chú rể.
Hai mẹ cùng dâu rể bước lên sân khấu. Hai cha sẽ nhường chỗ cho dâu và rể đứng giữa sân khấu. Sắp xếp vị trí theo sơ đồ dưới đây:
Âm thanh: Nhạc CD nhỏ dần khi cha chú rể tuyên bố lễ trao nhẫn.
Ánh sáng: Ánh sáng khán phòng vẫn tắt, chỉ có đèn sân khấu sáng.
4. Nghi lễ trao nhẫn
Thời gian: 3 phút
Thực hiện: Cha chú rể tuyên bố nghi lễ trao nhẫn. Trước khi trao nhẫn, chú rể và cô dâu có thể có vài lời cho nhau.
Âm thanh: Khi cha chú rể vừa tuyên bố xong nghi lễ trao nhẫn thì bật nhạc CD với âm lượng vừa. Khi trao nhẫn, nhạc sẽ nhỏ lại nếu chú rể và cô dâu có lời trao đổi với nhau.
Ánh sáng: Ánh sáng khán phòng vẫn tắt, chỉ có đèn sân khấu sáng.
5. Kết thúc nghi lễ
Thời gian: 3 phút
Thực hiện: Hai bên cha mẹ đứng gần lại với dâu rể và cha chú rể ngỏ lời cám ơn hai họ và thân hữu đã đến dự lễ cưới hai cháu rồi mời quan khách nhập tiệc. Sau đó hai gia đình sẽ bước xuống sân khấu theo thứ tự: (đi song song nhau) cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, hai vợ chồng. Cha mẹ chồng và cha mẹ vợ sẽ ngồi vào bàn tiệc. Cô dâu và chú rể sẽ vào phòng để thay đổi trang phục (nếu có) rồi ra tiếp khách.
Âm thanh: Khi cha chú rể dứt lời thì nhạc CD trỗi lên.
Ánh sáng: Ánh sáng khán phòng được bật và để sáng luôn cho đến lúc tàn tiệc.
Tổng cộng: 17 phút
Gửi tặng bánh cưới
Không phải là một chiếc bánh lớn với nhiều tầng như truyền thống, mà gồm nhiều chiếc bánh nhỏ xếp thành. Khi khách ra về, những chiếc bánh nhỏ sẽ trở thành 1 món quà xinh xắn mà cô dâu – chú rể gửi tặng.
bài liên quan
Trong những năm gần đây, bên cạnh các nghi thức cưới truyền thống, lễ Vows đã và đang trở thành xu hướng được nhiều cặp đôi trẻ tại Việt Nam lựa chọn. Vậy lễ Vows là gì, vì sao lại được ưa chuộng đến vậy?
Các phong tục cưới hỏi Việt Nam đang dần thay đổi để phù hợp với xu hướng hiện đại, giúp các cặp đôi vừa giữ gìn giá trị truyền thống, vừa tạo dấu ấn riêng. Vậy năm 2025, phong tục cưới hỏi Việt Nam có gì mới?
Đám cưới không chỉ là sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, mà còn là sân khấu để các cặp đôi kể câu chuyện tình yêu bằng ngôn ngữ riêng. Bạn đang tìm kiếm những cách sáng tạo và mới mẻ để thay thế cho những nghi thức tổ chức tiệc cưới truyền thống như cắt bánh và rót rượu? Dưới đây là những gợi ý dành cho đôi bạn.
Giữa hàng loạt các xu hướng đám cưới hiện đại, 2024-2025 đón chờ xu hướng cưới được nhiều cặp đôi yêu thích lựa chọn đó là xu hướng tái hiện lại đám cưới xưa. Xu hướng đám cưới xưa này có gì đặc biệt và vì sao nó lại thu hút các cặp đôi hiện đại đến vậy?
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!