Nghi Lễ Ăn Hỏi Miền Bắc Việt Nam

09/07/15

Nghi lễ ăn hỏi miền Bắc với cách thức chuẩn bị đồ lễ,các nghi lễ rước lễ, nhận lễ và lại quả như thế nào cho phù hợp với truyền thống dân tộc.

Nghi lễ ăn hỏi miền Bắc với cách thức chuẩn bị đồ lễ,các nghi lễ rước lễ, nhận lễ và lại quả như thế nào cho phù hợp với truyền thống dân tộc.

Người miền bắc luôn quan tâm đến các nghi lễ cổ truyền và có tập quán riêng khác biệt so với những nghi lễ ăn hỏi của người miền nam. Theo người miền bắc nghi lễ ăn hỏi là nghi lớn lớn và bắt buộc phải có trong phong tục cưới xin. Vì thế, mà nghi lễ ăn hỏi miền bắc được hai bên gia đình chuẩn bị rất chu đáo.
 

 

Thời điểm diễn ra lễ ăn hỏi miền bắc

Thông thường lễ ăn hỏi miền bắc cách đám cưới khoảng 1 tháng hoặc 1 tuần và ngày lễ ăn hỏi diễn ra đều được bố mẹ cô dâu chú rể đi xem và lựa chọn. Và địa điểm lễ ăn hỏi luôn được tổ chức tại nhà cô dâu.
Mâm lễ ăn hỏi của miền bắc như thế nào?

Trong mâm lễ ăn hỏi của người miên bắc thường bao gồm các lễ vật như tráp trầu cau, trài chè, tráp mứt sen, tráp rượu và thuốc lá, tráp bánh cốm và tráp bánh phu thê. Ngoài ra, ở Hà Nội có thêm tráp heo con quay sữa hay tráp xôi.

Mâm lễ ăn hỏi miền bắc


Tuy nhiên, tùy theo phong tục và điều kiên hai bên gia đình mà hai bên thống nhất số tráp lễ sao cho phù hợp nhất nhưng tất cả lễ vật đều được xếp vào mẫm quả sơn son thếp vàng và có thể phủ thêm khăn rồng phương màu đổ nhằm mang lại sự giàu có, sung túc cho hai bên gia đình.

Số lượng mâm lễ vật miền bắc


Theo quan niệm miền bắc thì số lượng mâm lễ vật càng nhiều chứng tỏ giá trị và sự giàu có của nhà trai. Chính vì thế, mâm lễ vật miền bắc thường có số lượng lớn và được xếp hình thap trong mâm quả sơn son thếp bạc có phủ khăn rồng phượng màu đỏ.

Các mâm lễ vật luôn được đi theo cặp nhằm tượng trung cho âm dương. Như bánh cốm – bánh phu thê, bánh nướng – bánh dẻo hay bánh chưng – bánh dày.  Và luôn được sắp xếp theo nguyên tắc ngoài lẻ trong chẵn. Nguyên tắc này chính là số lượng tráp luôn là số lẻ như 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp…nhưng số lượng đồ lễ trong từng mặt luôn là số chẵn như 80 suất chia, 100 suất chia, 120 suất chia…nhằm mang đến ý nghĩa có đôi có cặp.
Lễ dẫn cưới của miền bắc

Ngoài mâm lễ vật mang đến thì người miền bắc sẽ mang tiền mặt làm vật dẫn cưới. Phần tiền này có thể do nhà gái đưa ra hoặc do nhà trai tự quyết định số tiền và bỏ vào phong bì đỏ trong khay nhỏ do mẹ chú rể cầm để trao tặng cho con dâu.

 

Lễ dẫn cưới của người miền bắc hay còn gọi là lễ đen


 

Phần tiền dẫn cưới này không có ý nghĩa mua bán mà nó thể hiện sự kính trọng của gia đình nhà trai cũng như muốn góp phần chi phí cho lễ cưới cho gia đình nhà gái. Nhằm mang đến quan hệ thân thiết cho hai bên gia đình.
Các nghi thức trong lễ ăn hỏi miền bắc

Sau khi hai gia đình lựa chọn ngày giờ đẹp nhà trai cùng đội bê tráp nam sẽ mang lễ sang nhà gái và trao lễ vật cũng như công bố lý do mang lễ vật sang.

Nhà gái chấp thuận và hai bên bố mẹ sẽ cho chú rể đón con dâu xuống nhà ra mắt và mời trà người lớn tuổi. Tiếp đó, cặp vợ chồng trẻ sẽ được thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên và chính thức trở thành người một gia đình.

Cuối cùng là đến việc nhà gái lại quả cho nhà trai và trả lại mâm lễ vật. Việc lại quả đối với người miền bắc rất được quan trọng và việc chia mâm quả phải được dùng bằng tay và kiêng kỵ việc sử dụng dao để cắt quả. Sau quá trình lại quả, nhà trai về để chuẩn bị cho ngày lễ cưới sắp tới.

Sau khi nhà trai về, nhà gái tiến hành chia lễ vật mà nhà trai mang đến cho họ hàng nhằm thông báo đám cưới của con gái mình. Phần mang lễ vật đến mời cưới trở thành tục lệ của người dân miền bắc từ xưa đến nay.

Trên đây, chính là một vài nhưng nghi lễ ăn hỏi miền bắc mà Omeliza biên tập và sưu tầm. Hy vọng sẽ giúp các cặp đôi và hai bên gia đình hiểu rõ về tục lệ cưới xin nhằm có được lễ cưới diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn nhất.
- - - - - - - -
Xem thêm:

bài liên quan

28/12/23

Phá Cách Nhờ 6 Ý Tưởng Tung Hoa Cưới

Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.

24/09/23

Tất Tần Tật Về Tiệc Báo Hỷ Bạn Chưa Biết

Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.

28/07/23

Ai Là Người Cùng Cô Dâu Bước Vào Lễ Đường?

Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây. 

06/05/23

Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn

Cùng Cưới Hỏi Việt Nam tìm hiểu và phân biệt Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn nhé !

21/04/23

4 Nghi Thức Cưới Độc Lạ Cho Tiệc Cưới 2023 Thêm ý Nghĩa

Cùng với xu hướng tổ chức đám cưới hiện đại 2023 bùng nổ là những nghi thức lễ cưới mới lạ, độc đáo được nhiều cặp đôi lựa chọn. Đó là những nghi thức lễ cưới mới nào?

06/04/23

Tìm Hiểu Nghi Lễ Cưới Hỏi Ở Miền Nam

Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời.

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

Yêu Cầu Báo Giá

close popup

Xác Nhận Yêu Cầu Báo Giá

Yêu cầu báo giá của bạn đã được gửi thành công đến

Chân thành cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Cưới Hỏi Việt Nam. Thông tin yêu cầu của bạn sẽ được liên hệ tư vấn riêng cho bạn trong thời gian sớm nhất.