Nghi thức đám cưới miền Bắc có những đặc điểm khác biệt so với các vùng miền khác. Cô dâu chú rể trước khi tiến tới hôn nhân cần tham khảo những lưu ý khi tổ chức tiệc cưới để tránh những điều kiêng kỵ.
Nghi thức đám cưới miền Bắc có những đặc điểm khác biệt so với các vùng miền khác. Cô dâu chú rể trước khi tiến tới hôn nhân cần tham khảo những lưu ý khi tổ chức tiệc cưới để tránh những điều kiêng kỵ.
Lễ dạm ngõ (chạm ngõ) ở miền Bắc
Lễ dạm ngõ là nghi lễ khởi đầu cho một loạt các nghi thức hôn nhân sau đó nên đây là nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua trong các đám cưới truyền thống của người miền Bắc. Vì vậy, trước khi làm lễ chạm ngõ, nhà trai cũng phải chọn ngày đẹp để đến gặp gia đình nhà gái, khởi đầu suôn sẻ thì mọi việc tiếp theo mới trọn vẹn. Đây là lễ gặp mặt đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai, nhà gái và được xem là thủ tục cần thiết để “người lớn” thưa chuyện với nhau. Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản chỉ gồm chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn.
Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi
Thành phần tham dự trong ngày lễ dạm ngõ chỉ trong nội bộ gia đình 2 họ: cô dâu, chú rể, bố mẹ và anh chị em ruột của cô dâu chú rể.
Lễ ăn hỏi ở miền Bắc
Sau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa hai họ. Trong lễ ăn hỏi, các thủ tục: ăn hỏi, xin cưới và nạp tài được gộp luôn trong ngày này. Nhà trai sẽ mang tới nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi.
Tráp ăn hỏi có thể gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp nhưng phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2. Đồ lễ ăn hỏi không thể thiếu là bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá… và có thêm xôi, lợn quay.
Lễ cưới ở miền Bắc
Nếu hai gia đình không tổ chức tiệc chung tại khách sạn thì việc mời khách tới ăn uống, chúc mừng gia đình hai bên cô dâu chú rể thường diễn ra một ngày trước lễ cưới. Tiệc tại 2 bên gia đình thường là tiệc mặn. Nhiều nơi ở miền Bắc, chú rể phải có mặt trong ngày nhà gái mời khách. Một số gia đình, theo quan niệm và cẩn thận, tùy theo tuổi cô dâu tổ chúc đón dâu 2 lần. Vào ngày ăn hỏi, có thêm thủ tục xin dâu, cô dâu theo nhà trai về nhà và ở lại. Tới sáng sớm hôm sau thì tự ra về, không để ai biết và không ai nói gì. Như vậy là coi như đã qua một lần xuất giá.
Trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ cùng bố và đại diện nhà trai tới nhà gái để đón cô dâu về nhà (Ảnh minh họa)
Trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ cùng bố và đại diện nhà trai tới nhà gái, mang theo xe hoa, hoa cưới để đón cô dâu về nhà. Nhà trai và nhà gái giới thiệu thành phần tham dự, rồi nhà trai trao trầu xin dâu cho nhà gái, xin phép cho chú rể lên phòng đón cô dâu. Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái. Sau cùng nhà trai xin phép được đưa cô dâu mới về nhà chồng. Đại diện nhà gái cũng phát biểu đồng ý cho nhà trai đón cô dâu. Khi cô dâu về nhà chồng, lễ gia tiên cũng được thực hiện ở nhà trai. Sau đó, lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà trai với các bài phát biểu của hai bên đại diện gia đình.
Lễ lại mặt
Sau lễ cưới, cô dâu chú rể phải thực hiện lễ lại mặt. Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về lại mặt nhà gái thường là ngay sau ngày cưới. Tuy nhiên, thời gian này còn tùy thuộc vào điều kiện công việc của cô dâu chú rể và khoảng cách địa lý giữa hai nhà. Thông thường, cô dâu chú rể về nhà ngoại tiến hành nghi lễ này vào buổi sáng. Đồ lễ gia đình nhà trai chuẩn bị là gà trống và gạo nếp hoặc đơn giản hơn là bánh kẹo, rượu thuốc để đôi vợ chồng trẻ mang về nhà ngoại. Và cô dâu chú rể sẽ ở lại ăn cơm cùng bố mẹ vợ.
Những kiêng kỵ trong ngày cưới
1. Kiêng ngày - giờ xấu
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngày - giờ cũng là yếu tố được đặt ra đầu tiên. Và đám cưới cũng không phải ngoại lệ. Dù là lễ ăn hỏi, rước dâu, hay là chạm ngõ, việc xem giờ tốt, ngày tốt cũng là điều rất cần thiết. Theo quan niệm của người Việt, nếu cưới hỏi vào những ngày có sao Cô thần, Quả Tú... cô dâu sẽ cô quạnh suốt đời. Đặc biệt, cũng nên kiêng kỵ cưới vào năm Kim Lâu tức là năm mà cô dâu có số tuổi với đuôi là 1, 3, 6, 8 để tránh những rủi ro trong quan hệ vợ chồng như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, khó nuôi,….
Trong đám cưới, không những phải chọn ngày cưới đẹp mà còn phải chọn kỹ lưỡng giờ chú rể xuất phát đón dâu, giờ đẹp để đón cô dâu tại nhà cô dâu, giờ đẹp để vào nhà chú rể để sau này hai vợ chồng sống hạnh phúc, gặp nhiều may mắn, ăn ra, làm nên.
2. Không tổ chức đám cưới khi nhà đang có tang
Thông thường, đám cưới sẽ không bị hoãn lại khi nhà cô dâu hoặc chú rể đang có tang hoặc vừa có tang xong. Theo phong tục, phận làm con phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu để tang ông bà 1 năm. Việc kiêng kỵ này nhằm tránh mang lại những điều kém may mắn, bất lợi cho đôi uyên ương sau này.
3. Mẹ đẻ không nên đưa con gái về nhà chồng
Thông thường, sau khi gia đình nhà trai làm lễ đón dâu, cô dâu mới sẽ theo chồng về nhà. Lúc này, mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng mà chỉ có bố cô dâu, cùng các bậc cao tuổi trong nhà đưa con gái lên đường về làm dâu. Vì theo quan niệm, người ta sợ cô dâu bịn rịn đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ đồng thời sợ con dâu và mẹ đẻ tạo nên thế lực mạnh lấn át mẹ chồng.
4. Cô dâu không được xuất hiện cho đến khi chú rể vào đón
Vào ngày đón dâu, cô dâu sẽ phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và không được ló mặt ra ngoài cho tới khi chú rể bước vào, tặng hoa cưới và đón cô dâu ra chào họ hàng. Theo nhiều gia đình, nếu cô dâu xuất hiện sớm để gia đình nhà trai thấy mặt trước chú rể, cô dâu sẽ mất duyên và không còn được coi trọng sau đám cưới.
5. Kiêng mẹ chồng đi đón con dâu
Theo phong tục cưới miền Bắc, mẹ chồng không được góp mặt trong lễ đón dâu. Trước đó, mẹ chú rể chỉ được cùng một người họ hàng thân cận nhất tới nhà cô dâu, làm lễ xin dâu. Sau đó khi đoàn nhà trai tới đón dâu, mẹ chồng phải tránh mặt không được đi cùng. Người ta cho rằng để sau này mối quan hệ mẹ chồng con dâu không bị mâu thuẫn thì tốt nhất mẹ chồng không nên đi đón nàng dâu .
Ngoài ra, khi chú rể dẫn cô dâu về nhà, mẹ chú rể cũng không nên đứng trước cửa đón dâu. Khi con dâu làm lễ gia tiên nhà chồng thì mẹ chồng mới được xuất hiện. Điều kiêng kỵ này cũng nhằm để tránh đi những xung khắc mẹ chồng nàng dâu sau này.
- - - - - - - -
Xem thêm:
bài liên quan
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.
Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.
Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.
Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây.