Kinh Thành Huế - Dấu Ấn Vàng Son

26/11/12

Có người nói rằng, Việt Nam không có những công trình kỳ vĩ như Angkor, hoành tráng như Vạn Lý Trường thành mà chỉ nép mình cùng những kiến trúc nhỏ bé, nhưng sự nhỏ bé ấy chứa đựng cả một phần của nền văn hóa lâu đời, được cả thế giới yêu mến

Du Lịch Trăng Mật Huế

Có người nói rằng, Việt Nam không có những công trình kỳ vĩ như Angkor, hoành tráng như Vạn Lý Trường thành mà chỉ nép mình cùng những kiến trúc nhỏ bé, nhưng sự nhỏ bé ấy chứa đựng cả một phần của nền văn hóa lâu đời, được cả thế giới yêu mến, trong đó có những công trình kiến trúc của kinh thành Huế.
 
kinh thanh hue, kinh nghiem du kich hue, dia diem du lich hue, tour du lich hue, du lich hue da nang hoi an, anh cuoi, ao cuoi
Kinh Thành Huế - Dấu Ấn Vàng Son
 
Nằm giữa trung tâm thành phố Huế như một chứng tích quan trọng của nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của nền phong kiến nước ta, Kinh thành Huế bao gồm 3 phần, từ rộng đến hẹp dần, bắt đầu từ Kinh thành, đến Hoàng thành và cuối cùng là Tử cấm thành.
 

Kinh Thành

Nằm bên bờ Bắc sông Hương, được xây dựng vào năm 1805, có diện tích khoảng 520 ha, bao gồm có 10 cửa chính. Với kế hoạch định đô lâu dài, nhà Nguyễn đã ra sức nghiên cứu đặc điểm địa hình, và sự thuận tiện trong việc đi lại để xây dựng kinh thành ở đây. Thành có dạng hình vuông, mỗi mặt thành có cổng ra vào, trên mặt thành có các vọng lâu, pháo đài được trang bị súng và kho đạn. Xung quanh thành là hệ thống hào sâu vừa mang chức năng giao thông vừa nhằm vào mục tiêu phòng thủ. Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc độc đáo, kết hợp giữa yếu tố phong thủy phương Đông (có sự kết hợp giữa địa hình tự nhiên và xếp đặt có dự tính) và kiến trúc quân sự phương Tây (thành xây theo kiểu Vauban - tên một kiến trúc sư người Pháp, cuối thế kỷ XVII).
Hoàng Thành
Nằm bên trong Kinh Thành được xây dựng năm 1804 - 1833, với khoảng hơn 100 công trình. Hoàng thành có nhiệm vụ bảo vệ các cung điện, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và đặc biệt là bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội. Hoàng Thành có 4 cửa ở 4 mặt thành, bao gồm cửa Ngọ Môn (phía nam), cửa Hiển Nhơn (phía đông), cửa Chương Đức (phía tây), cửa Hòa Bình (phía bắc).
Tử Cấm Thành
Còn được gọi là Cung Thành, là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), đến năm Minh Mạng thứ 2 (1821) được đổi tên là Tử Cấm Thành. Tử Cấm Thành có hình chữ nhật, được xây hoàn toàn bằng gạch vồ, có bề dày 0,7m, cao 3,7m. Thành có 4 mặt, bên trong bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với qui mô lớn nhỏ khác nhau, được phân chia làm nhiều khu vực như khu vực vua thiết thường triều (cung Càn Thành), khu vực cử hành nghi lễ (từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa), khu vực ăn ở, sinh hoạt của vua (sau điện Cần Chánh đến khu Nội Đình). Nơi ăn ở, sinh hoạt của Hoàng Quí Phi và các phi tần thuộc khu Nội Cung (Cung Khôn Thái), ở phía đông là khu vực phục vụ việc ăn uống, sức khỏe và giải trí của vua, bao gồm Thượng Thiện đường, Thái Y viện, Duyệt Thị Đường, vườn Thiệu Phương, vườn Ngự Uyển.
Kiến Trúc Lăng Tẩm và Nét Riêng của Huế
Theo quan niệm truyền thống bao đời nay “sống là gửi, thác là về”, vì vậy nơi “trở về” ấy luôn được quan tâm chuẩn bị một cách chu đáo, đặc biệt là đối với các vua triều Nguyễn. Vì thế, nhiều lăng tẩm với các phong cách kiến trúc khác nhau đã được xây dựng khắp trên đất kinh đô, tạo nên nét riêng đặc sắc cho mảnh đất này.

Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng)

Vua Gia Long có tên là Nguyễn Phúc Ánh (1762 – 1820), là người đã lập ra triều đại nhà Nguyễn, lên ngôi ngày 1 tháng 6 (âm lịch) năm 1802, niên hiệu là Gia Long. Lăng Gia Long nằm trên một ngọn đồi bằng phẳng và rộng lớn, phía trước có ngọn Đại Thiên Thọ làm tiền án, phía sau là 7 ngọn núi làm hậu chẩm. Bên trái và bên phải, mỗi bên có 14 ngọn núi là “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”. Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực: Ở giữa là khu lăng mộ của vua và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Qua khỏi sân chầu là những hàng tượng đá uy nghiêm, Bửu Thành nằm ở đỉnh đồi. Bên trong Bửu Thành có hai ngôi mộ đá (dạng thạch thất) được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức”. Bên phải là khu vực tẩm điện với điện Minh Thành là trung tâm. Bên trái là Bi Đình, có tấm bia lớn ghi bài “Thánh đức thần công” của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha.

Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng)

Vua Minh Mạng (1791 – 1841) là vị vua thứ nhì của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1820 đến 1841. Minh Mạng tên húy là Nguyễn Phước Đảm, (còn có tên khác là Nguyễn Phúc Kiểu), là hoàng tử thứ tư của vua Gia Long và thứ phi Trần Thị Đang. Lăng của ông được quan địa lý Lê Văn Đức chọn đất để xây ở địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng. Năm 1940, lăng được khởi công, vừa xây dựng được 1 năm thì vua Minh Mạng đột ngột qua đời. Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, đã chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại, đến đầu năm 1843 mới hoàn tất.

Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)

Vua Tự Đức (1829 – 1883) có tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, là con thứ 2 của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng (Hoàng hậu Từ Dũ), lên ngôi tháng 10 năm Đinh Mùi (1847), làm vua được 36 năm (1847-1883).

Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn, tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức chọn tên là Vạn Niên Cơ, sau đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua mất gọi là Khiêm Lăng. Bố cục khu lăng gồm 2 phần chính, bố trí trên 2 trục dọc song song với nhau, cùng lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường. Ở đây quanh năm có suối chảy, thông reo, muôn chim ca hát. Không có những con đường thẳng tắp, đầy góc cạnh như các kiến trúc khác, thay vào đó là con đường lát gạch Bát Tràng uốn lượn quanh co.

Lăng Khải Định (Ứng Lăng)

Vua Khải Định (1885-1925) có tên là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục (Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu). Năm 1916, sau khi vua Duy Tân bị Pháp đày đi Réunion, triều đình Huế đã lập Bửu Đảo lên ngôi vua vào ngày 18-5-1916, lấy niên hiệu là Khải Định. Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị trọng bệnh và mất.

Lăng Khải Định mang phong cách kiến trúc pha trộn “nửa Á, nửa Âu”, đánh dấu một giai đoạn kiến trúc cách tân trong lịch sử kiến trúc và mỹ thuật Việt Nam. Về mặt tổng thể, lăng Khải Định giống như một lâu đài kiểu Châu Âu, nằm trên sườn núi cao và được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu có nguồn gốc Tây phương như: bê-tông cốt thép; những cánh cửa sắt đồ sộ, lợp ngói ardoise, gạch careaux... Bên cạnh đó, phong cách kiến trúc Á Đông cũng kết hợp một cách nhuần nhuyễn thể hiện qua việc sắp xếp bố cục cảnh quan, tuân thủ nguyên tắc phong thủy địa lý trong việc tận dụng núi đồi, khe suối chung quanh để tạo thế tả thanh long, hữu bạch hổ; minh đường, thủy tụ; tiền án, hậu chẩm...

Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn là một phần không tách rời khỏi các giá trị, mang dấu ấn thời gian nơi kinh đô Huế. Mỗi khu lăng mộ sẽ mang đến cho du khách một cảm nhận khác nhau, với một chút thơ, một chút nhạc và còn có những câu chuyện vui - buồn trôi cùng dòng chảy tháng năm.
- - - - - - - - -
Xem thêm



- - - - - - - - -
www.cuoihoivietnam.com
- Nguồn: TTVN
- - - - - - - - -

bài liên quan

14/08/19

4 Lý Do Khiến Các Cặp Đôi Khó Từ Chối Trăng Mật - Phượt

Nếu yêu thích sự tự do, phóng khoáng, trăng mật phượt sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn đấy.

25/07/19

10 Địa Điểm Trăng Mật Mà cặp Đôi Nào Cũng Ao Ước

10 Địa Điểm Trăng Mật Mà cặp Đôi Nào Cũng Ao Ước dưới đây chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những ngày nghỉ trăng mật cực kỳ đáng nhớ.

05/07/19

4 Địa Điểm Trăng Mật Nước Ngoài Lý Tưởng Nhất Mùa Hè 2019

Với những cặp đôi vừa “về cùng một nhà”, tuần trăng mật là kỳ nghỉ cực kỳ ý nghĩa để tận hưởng những ngày riêng tư dành cho nhau, đánh dấu sự bắt đầu của một cuộc hôn nhân.

28/08/18

Những Thứ Không Thể Thiếu Trong Vali Đi Tuần Trăng Mật

Việc sắp xếp hành lý cho tuần trăng mật vừa có thể làm bạn hào hứng nhưng cũng vừa làm bạn lo lắng. Nhưng hãy an tâm vì bạn có thể chuẩn bị đồ theo danh sách dưới đây nhé.

13/08/18

Những Thứ Tuyệt Đối Không Nên Mang Theo Khi Đi Trăng Mật

Có thể nói, việc mất đi một món đồ có giá trị trong tuần trăng mật sẽ khiến bạn khó có cơ hội tận hưởng chuyến đi tuyệt vời. Hãy để đồng hồ đắt tiền, các món trang sức ở nhà hoặc nhờ người thân giữ hộ. Vì vậy, bạn sẽ không phải nơm nớp lo lắng cho các món đồ của mình và thư thái tận hưởng tuần trăng mật.

29/06/18

5 Ý Tưởng Mới Lạ Cho Tuần Trăng Mật

Một điểm du lịch mới mẻ giúp bạn có những trải nghiệm lần đầu tiên đáng nhớ. Đây là một lựa chọn thú vị cho các cặp vợ chồng đã kiệt sức vì việc lên kế hoạch cho đám cưới và yêu thích phiêu lưu. Bạn chỉ cần chọn công ty lữ hành uy tín và để họ sắp xếp tour thay bạn.

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

Yêu Cầu Báo Giá

close popup

Xác Nhận Yêu Cầu Báo Giá

Yêu cầu báo giá của bạn đã được gửi thành công đến

Chân thành cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Cưới Hỏi Việt Nam. Thông tin yêu cầu của bạn sẽ được liên hệ tư vấn riêng cho bạn trong thời gian sớm nhất.