Ở Việt Nam, khách mời thường quen với việc bố mẹ cô dâu chú rể phát biểu, nói lời cảm ơn trong đám cưới. Nhưng hiện nay, nhiều uyên ương thích tổ chức cưới phong cách hiện đại, được làm chủ trong hôn lễ.
Ở Việt Nam, khách mời thường quen với việc bố mẹ cô dâu chú rể , nói lời cảm ơn trong đám cưới. Nhưng hiện nay, nhiều uyên ương thích tổ chức cưới phong cách hiện đại, được làm chủ trong hôn lễ.
Với tư cách là nhân vật chính, cô dâu chú rể sẽ không tránh khỏi việc phải phát biểu trong lễ cưới, chia sẻ cảm xúc hay nói với khách mời. Nếu cô dâu chú rể chuẩn bị chu đáo, đây sẽ là điểm nhấn và khiến có ấn tượng tốt về đám cưới, nhưng cũng không ít cặp đôi cảm thấy lo lắng và bối rối khi phải phát biểu trước đám đông. Chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm giúp cô dâu chú rể chuẩn bị bài nói ngắn gọn, ý nghĩa.
Dù phát biểu trong đám hỏi, hôn lễ hay tiệc cưới, cô dâu chú rể cũng nên ghi ra giấy trước những lời cần nói. Bài phát biểu cần ngắn gọn, lời văn đơn giản, xúc tích vì khi nói những câu ngắn, bạn sẽ không bị vấp, không nhầm lẫn.
Bài phát biểu nên là những suy nghĩ chân thành, gần gũi, không cần trang trọng hay "đao to búa lớn", cũng không cần phải là những câu đúc kết kinh nghiệm trong quá trình tổ chức lễ cưới. Điều khách mời muốn nghe là những suy nghĩ, cảm xúc của cô dâu chú rể.
Ngoài ra cặp đôi cũng nên chú ý tới thời lượng. Một bài phát biểu phù hợp chỉ nên kéo dài không quá 3 phút để các vị khách chú ý tập trung và lắng nghe những điều bạn chia sẻ.
2. Tập nói trôi chảy
Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi khi phát biểu trước đám đông là nên luyện tập thường xuyên. Đầu tiên, cô dâu hoặc chú rể nên đứng trước gương, tập một mình để không cảm thấy e ngại. Tiếp đến, bạn nên thực hành bài phát biểu trước những người thân thiết trong gia đình hoặc bạn bè.
Không nhất thiết bạn phải học thuộc từng câu từng chữ, mà nên coi đó như câu chuyện mà bạn sẽ kể lại, có thể bối rối, thỉnh thoảng hụt hơi nhưng đó là cảm xúc của chính bạn. Với việc thực hành nhiều lần, bạn sẽ thuộc bài phát biểu và thấy tự tin hơn.
3. Chọn cách diễn đạt tùy phong cách cưới
Với đám cưới truyền thống: Khi cần phát biểu trong lễ cưới truyền thống, gồm nhiều vị khách lớn tuổi, cô dâu chú rể nên sử dụng tông giọng rõ ràng và nói ngắn gọn để thể hiện niềm vui của mình. Khi bị vấp hay cảm thấy ngập ngừng, bạn nên dừng lại vài giây, hít thở thật sau và lấy lại bình tĩnh, tiếp tục những lời phát biểu.
Với đám cưới thân mật dành cho bạn bè: Trong đám cưới này, cô dâu chú rể có nhiều không gian thoải mái để thể hiện cảm xúc, vì vậy bài phát biểu cũng linh hoạt, dễ dàng hơn. Đôi uyên ương nên coi bài nói như kể lại câu chuyện tình yêu của hai người, trong đó có thể thăm thắt những lời đùa vui thân thiện hoặc tương tác cùng khách mời, mời vài người bạn thân thiết lên sân khấu để chia sẻ cảm xúc.
4. Khi phát biểu, tưởng tượng như đang ở chỗ không người
Đây được coi như cách cổ điển nhất để lấy lại sự tự tin khi phát biểu nhưng cũng là cách hiệu quả đối với nhiều người. Khi cần chia sẻ cảm xúc trước những vị khách, cô dâu chú rể không nên tập trung nhìn vào một điểm cụ thể mà có thể nhìn vào khoảng không, tưởng tượng như mình đang trò chuyện trước gương.
5. Cầm giấy phát biểu
Dù đã tập luyện trôi chảy, nhưng cô dâu chú rể vẫn nên viết sẵn những điều cần nói ra một tờ giấy nhỏ và mang theo người trong ngày cưới. Trong trường hợp không tự tin, bạn nên cầm giấy đọc. Khách mời sẽ không chê cười mà sẽ cảm thông với tâm trạng hồi hộp, bối rối của bạn. Khi đọc lời phát biểu, cô dâu chú rể nên đọc chậm để cân bằng cảm xúc và lấy lại bình tĩnh.
- - - - - - - - -
Xem thêm:
bài liên quan
Các phong tục cưới hỏi Việt Nam đang dần thay đổi để phù hợp với xu hướng hiện đại, giúp các cặp đôi vừa giữ gìn giá trị truyền thống, vừa tạo dấu ấn riêng. Vậy năm 2025, phong tục cưới hỏi Việt Nam có gì mới?
Đám cưới không chỉ là sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, mà còn là sân khấu để các cặp đôi kể câu chuyện tình yêu bằng ngôn ngữ riêng. Bạn đang tìm kiếm những cách sáng tạo và mới mẻ để thay thế cho những nghi thức tổ chức tiệc cưới truyền thống như cắt bánh và rót rượu? Dưới đây là những gợi ý dành cho đôi bạn.
Giữa hàng loạt các xu hướng đám cưới hiện đại, 2024-2025 đón chờ xu hướng cưới được nhiều cặp đôi yêu thích lựa chọn đó là xu hướng tái hiện lại đám cưới xưa. Xu hướng đám cưới xưa này có gì đặc biệt và vì sao nó lại thu hút các cặp đôi hiện đại đến vậy?
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.