Kinh Nghiệm Chuẩn Bị Cưới Từ A Đến Z

29/01/15

Kinh Nghiệm Chuẩn Bị Cưới Từ A Đến Z giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày trọng đại nhất đời mình.

12 tháng hoặc hơn trước ngày cưới của bạn

- Thông báo dự định đám cưới cho cả hai gia đình. Sắp xếp để hai bên gặp mặt bàn bạc về chuyện cưới.

- Xác định kiểu đám cưới cho bạn (lịch sự, thông thường, đơn giản).

- Liệt kê những gì quan trọng cần làm cho đám cưới của bạn, nó sẽ giúp bạn xác định được ngân sách cần chi phí.
 

6 tháng trước khi cưới

- Bắt đầu tìm kiếm và nói chuyện với các chuyên gia về:Chụp hình, quay phim.

- Chọn ra 2 hoặc 3 ngày cưới đẹp và tìm kiếm nơi đãi tiệc. Nếu những nơi đãi tịêc bạn thích còn chỗ cho một trong những ngày đẹp đã chọn, bạn nên đặt chỗ ngay. Nhiều chỗ đãi tiệc thường bị đặt trước cả 1 hoặc 2 năm về trước.

- Nếu bất kỳ người làm dịch vụ phục vụ đám cưới sẵn sàng cho ngày cưới bạn đã chọn và phù hợp với túi tiền, hãy đặt ngay dịch vụ đó! Giống như nhà hàng, những dịch vụ này cũng đã được đặt trước cả năm.

- Cùng với cha mẹ hai bạn, bắt đầu liệt kê danh sách khách mời. Bạn có thể thu hẹp lại số lượng khách mời sao cho phù hợp với khả năng tài chính của mình. Bắt đầu tìm kiếm thông tin trên tạp chí cưới hỏi, hội chợ triển lãm cưới và tìm kiếm trên internet.

- Quyết định chọn màu sắc cho đám cưới của bạn, nhạc và kiểu đám cưới.

- Chọn những người giúp bạn trong ngày cưới (phù dâu, phù rể, người hướng dẫn chỗ ngồi, bé gái theo sau...)

- Chọn và mua nhẫn cưới.

- Bắt đầu tìm kiếm và lựa chọn nơi đi tuần trăng mật. Thảo luận nơi nào cả hai bạn cùng muốn đi, nếu cần có thể ghé hỏi thăm thông tin ở những đại lý du lịch.

- Tìm kiếm áo cưới, khăn che mặt, phụ trang và trang phục cưới.

- Bắt đầu tìm kiếm mẫu thiệp cưới.

3 tháng trước khi cưới

- Làm việc với người làm hoa và hoàn tất những yêu cầu bạn cần với họ.

- Đặt làm thiệp cưới, phong bì ngoài và trong của thiệp cưới.

- Bắt đầu tìm kiếm kiểu trang phục chú rể phù hợp.

- Đặt chỗ cho phương tiện đi lại trong ngày cưới.

- Lập kế hoạch trang trí tiệc cưới.

- Sắp xếp chỗ ở cho những người khách ở xa (như đặt chỗ khách sạn).

- Chọn kiểu bánh cưới.

- Lập kế hoạch tập dượt cho tiệc cưới.

- Liên hệ với người viết tên khách mời vô thiệp cưới (nếu cần).

- Quyết định các món ăn và những thứ ưa thích trong tiệc cưới.

- Đặt bánh cưới.

- Hoàn tất danh sách khách mời.

- Xác định lại kế hoạch tập dượt cho tiệc cưới.

- Mua dao cắt bánh, sổ ký tên cho khách mời.

- Mua quà cho những người giúp đỡ bạn trong ngày cưới.

- Thử trang phục cưới.
 

 

2 tháng trước khi cưới

- Lập kế hoạch gặp mặt những người tư vấn làm tóc và trang điểm để thử trước.

- Làm thủ tục đăng ký kết hôn.

- Hẹn thử áo cưới lần đầu tiên.

- Gặp mặt những nơi làm dịch vụ cưới cho bạn để hoàn tất mọi yêu cầu.

- Hoàn tất việc chọn nhạc cho đám cưới.

- Chụp hình chân dung cưới.

- 1 tháng trước khi cưới

- Gửi thiệp mời.

- Xác thực đặt chỗ cho tuần trăng mật.

- Gặp mặt người chụp hình và quay phim để thảo luận chi tiết.

- Bắt đầu sắp xếp sơ đồ chỗ ngồi cho khách mời.

- Thử lại lần cuối áo cưới.

- Hoàn thành và in ra chương trình của đám cưới

- Xác thực những khoản tiền cần chi trả cho các dịch vụ với thời gian và địa điểm giao đồ.

- Lấy giấy Đăng ký kết hôn.
 


2 tuần trước khi cưới

- Hoàn tất sơ đồ chỗ ngồi của khách mời.

- Xác thực thời gian giao đồ và địa điểm với người làm hoa, bánh cưới.

- Lấy trang phục cưới, trang phục cho những người giúp bạn trong ngày cưới và cả những phụ trang về.

- Đưa chính xác số lượng khách cho người quản lý tiệc cưới ở khách sạn.

- Xác thực mọi thứ với những nơi làm dịch vụ cưới cho bạn.

- Chắc chắn rằng tất cả những người giúp bạn trong ngày cưới thử đồ vừa vặn lần cuối.

10 ngày trước khi cưới

- Tập dượt lễ trước

- Thử đồ ăn trong menu tiệc cưới.

- Chăm sóc sắc đẹp.

- Nhắc lại ngày cưới với những người cho thuê phương tiện trong ngày cưới.

- Kiểm tra lại ngày với người làm tóc và trang điểm.

- Nếu bạn được phép vào nơi làm lễ và nơi đãi tiệc, hãy mang tất cả những thứ cần thiết tới đó trước (như đồ trang trí, sổ ký tên khách mời...).

- Cất cẩn thận vào nơi an toàn những thứ bạn cần cho ngày cưới (như giấy kết hôn, áo cưới, giày...).

- Nói chuyện với tất cả những người giúp đỡ bạn trong tiệc cưới và nói rõ vị trí của họ trong ngày đó.

- Cố gắng đi ngủ sớm và ngủ ngon.

Vào ngày cưới

- Nhiệm vụ không thể từ chối cho cô dâu là ăn sáng, mặc dù bạn cảm thấy không đói bụng. Chia sẻ cảm nhận riêng tư với người bạn đời của mình.

- Làm tóc và trang điểm là một trong những bước rất quan trọng.

- Bắt đầu thay đồ cưới từ hai tiếng trước giờ làm lễ. Hãy dành thời gian ngắm nhìn bạn trước gương, trước khi bước ra gặp mặt hai họ.

- - - - - - - 
Xem thêm: 

bài liên quan

08/08/24

Nghi Thức Lễ Gia Tiên Công Giáo Tổ Chức Nhà Trai Hay Nhà Gái?

Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

05/07/24

Tất Cả Nghi Thức Lễ Gia Tiên Công Giáo

Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!

08/05/24

Xu Hướng Tiệc Sau Đám Cưới - Wedding After Party

Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.

28/12/23

Phá Cách Nhờ 6 Ý Tưởng Tung Hoa Cưới

Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.

24/09/23

Tất Tần Tật Về Tiệc Báo Hỷ Bạn Chưa Biết

Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.

28/07/23

Ai Là Người Cùng Cô Dâu Bước Vào Lễ Đường?

Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây. 

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

Yêu Cầu Báo Giá

close popup

Xác Nhận Yêu Cầu Báo Giá

Yêu cầu báo giá của bạn đã được gửi thành công đến

Chân thành cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Cưới Hỏi Việt Nam. Thông tin yêu cầu của bạn sẽ được liên hệ tư vấn riêng cho bạn trong thời gian sớm nhất.