Ai cũng chỉ cưới 1 lần trong đời nên việc lúng lúng trong tìm hiểu các nghi thức phong tục cưới là không tránh khỏi. Cùng Cưới Hỏi Việt Nam tham khảo những Gợi Ý Trình Tự Thủ Tục Rước Dâu sau đây nhé!
Thường thì nhà trai đến theo giờ đã bàn bạc trước, đúng giờ đó, nhà trai sẽ vào nhà gái.
Họ nhà trai tiến vào nhà gái với đội bưng quả, đội bê tráp của nhà gái xếp hàng sẵn, đứng thành 2 hàng mặt đối mặt, rồi tiến tới trao quả cho đội hình bên nhà gái. Đội bưng quả 2 bên là những người còn độc thân. Người phù rể là nhân vật quan trọng sẽ đi đầu đội bưng quả, chỉ sau chú rể và ông chủ hôn, tay bê khay rượu và nữ trang tiến vào.
Sau khi đội bưng quả nhà gái nhận quả từ nhà trai sẽ mang quả đặt ở bàn thờ gia tiên. Thông thường, quả trầu cau đặt ở vị trí chính giữa, vì khi quả này sẽ mở đầu tiên.
Người chủ hôn của nhà trai sẽ xin phép mở nắp tráp và giới thiệu lễ vật gồm những gì với nhà gái và hai họ.
Cô dâu từ đầu ngồi trong phòng của mình đợi cha hoặc mẹ dắt ra chào họ hàng hai bên và chuẩn bị làm lễ.
Chủ hôn tiến hành thắp hương để cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên. Việc thắp hương thường do người đàn ông trong gia đình cô dâu thắp (bố, anh trai hoặc em trai cô dâu). Ngoài ra, còn có thêm tục lệ đốt nến, còn gọi là đèn long phụng. Đèn này do nhà trai mang đến, nhà gái chuẩn bị sẵn 2 chân đèn, khi làm lễ thì thắp lên. Sau khi cha (hoặc anh/em) của cô dâu thắp hương xong, cô dâu – chú rể làm lễ khấn bái.
Cô dâu và chú rể tuần tự trao nhẫn cưới cho nhau. Chú rể sẽ đeo nhẫn ở ngón áp út phải, cô dâu đeo nhẫn ở ngón áp út trái tùy theo phong tục của mỗi địa phương.
Thường mẹ đẻ và mẹ chồng sẽ tặng nữ trang cho cô dâu. Tiếp đến sẽ là các bậc ông bà, chú bác, người thân trong gia đình cô dâu tặng quà mừng.
Khi mời rượu, người rót rượu là chàng phù rể. Cô dâu – chú rể làm động tác xé cau, xếp trầu cho đúng phong tục. Tiếp đó là mời 2 người chủ hôn trước, rồi đến ông bà, cha mẹ dùng rượu và trầu cau tượng trưng.
Tiệc này thường đơn giàn với bánh, trái cây và trà nước. Đợi đến giờ lành cần có lễ rước ngắn gọn ở nhà gái để còn kịp thời gian rước dâu về làm lễ ở nhà trai. Sau khi thắp hương khấn tổ tiên, cô dâu - chú rể được người thân trao quà chúc phúc.
Nhà gái sẽ trả lại mâm quả (thường là còn 1/2) cho nhà trai. Khi xếp mâm quả để trả, nếu là quả có nắp đậy thì lật ngược nắp lên, nếu là quả phủ khăn thì lật 1/2 khăn lên.
Thường thì mẹ chồng thường dắt con dâu ra xe hoa. Đi bên cạnh là chú rể và phù dâu phù rể. Đoàn rước dâu đi rước dâu cũng tính số lượng người, thường người tính đi lẻ về chẵn. Khi đi về, cô dâu ở lại nhà chồng thì đoàn người đi về phải là số chẵn.
Sau khi rước dâu vào nhà thì sẽ làm lễ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên bên nhà trai, nhận tiền/quà mừng của người nhà, họ hàng bên nhà trai. Sau đó, mẹ chồng dắt cô dâu vào phòng tân hôn, giới thiệu tổ ấm với bà con cô bác, làm thủ tục trải giường. Giường cưới thường là giường mới, chưa ai nằm lên, mẹ chồng trải giường, có thể nhờ thêm những người họ hàng có con trai và con gái cùng trải giường để “lấy hên” cho cô dâu chú rể sau này cũng có đủ nếp đủ tẻ như vậy.
>> XEM THÊM Nghi Thức Cưới Hỏi tại đây
bài liên quan
Cùng điểm lại những công việc quan trọng mà cả nhà trai và nhà gái phải lo liệu, hoàn thành trước đêm ăn hỏi.
Lễ công cô là gì chính là thắc mắc của nhiều người khi nghe đến khái niệm này. Để hiểu rõ hơn về nghi thức ấy, mời các bạn tham khảo chi tiết như bên dưới.
Trình tự đám hỏi đầy đủ của người Việt Nam gồm những bước nào là câu hỏi của rất nhiều cặp đôi. Để giải đáp cho vấn đề này, mời bạn xem qua bài viết dưới đây.
Thủ tục lễ xin dâu gồm những gì là thắc mắc của không ít người. Đây là nghi thức quan trọng trong truyền thống cưới hỏi của người Việt, mời các bạn cùng tham khảo!
6 nghi lễ chính trong đám cưới Việt Nam là điều kiện để các đôi uyên ương tiến đến hôn nhân. Do ảnh hưởng phương Bắc, hôn nhân người Việt xưa sẽ có sáu lễ sau!
Thủ tục cưới hỏi miền Nam có gì đặc trưng và khác biệt so với những vùng miền khác? Cùng tìm hiểu trình tự các bước trong cưới hỏi miền Nam diễn ra thế nào nhé!