Trong lễ rước dâu, khi qua nhà gái , khi làm lễ nhà trai thường phải có một bài phát biểu khi trình lễ. Dưới đây là một mẫu Gợi Ý Lời Phát Biểu Trong Lễ Rước Dâu dành cho nhà trai.
Tất cả các bài phát biểu khi thực hiện nghi lễ cưới hỏi đều bắt đầu bằng việc thưa chuyện với bậc cao niên, đại diện hai họ và quan khách. Sau đó, người phát biểu sẽ giới thiệu đôi nét về bản thân và mục đích của buổi gặp gỡ. Dưới đây là một mẫu bài phát biểu của nhà trai khi xin dâu:
“Kính thưa cụ ông, cụ bà, anh em nội ngoại hai bên gia đình cùng bạn bè thân thiết của hai cháu. Trước tiên, tôi xin đại diện cho họ nhà trai kính chúc sức khoẻ các cụ ông, cụ bà, anh chị em của hai gia đình, bạn bè thân thiết đã có mặt đông đủ tại đây để mừng hạnh phúc hai cháu... (tên cô dâu - chú rể).
Tôi xin được tự giới thiệu tôi là... (tên người phát biểu), là cha/bác/chú... của cháu…(tên chú rể). Được sự chấp thuận của gia đình hai bên, hôm nay, gia đình chúng tôi xin phép thay mặt bên họ nhà trai, xin có cơi trầu kính dâng gia tiên bên đằng nhà gái và xin phép được đón cháu…(tên cô dâu) về làm dâu trong nhà. Đồng thời, gia đình tôi cũng xin phép gia đình ông... (tên bố cô dâu) và bà…(tên mẹ cô dâu) cho cháu…(tên chú rể) được làm con, làm cháu trong gia đình ông bà. Xin kính mong ông bà nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai chúng tôi.
Kính thưa các cụ ông cụ bà, anh em nội ngoại, bạn bè của hai cháu. Giờ tốt đã đến, tôi xin đại diện cho đoàn đại biểu họ nhà trai xin trân trọng cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của họ nhà gái. Mong muốn rằng tình cảm mà hai gia đình dành cho nhau sẽ ngày càng gắn bó thắm thiết hơn. Sau đây, xin phép các cụ, các ông, các bà, anh em nội ngoại hai bên, họ nhà trai chúng tôi được đưa cháu… (tên cô dâu) về gia đình ông... (tên bố chú rể) và bà…(tên mẹ chú rể) để tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu. Kính mời các cụ ông, cụ bà cùng bạn bè của hai cháu về dự lễ tổ chức với họ nhà trai chúng tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn”.
- - - - - -
Xem thêm:
bài liên quan
Để đi từ bước dạm ngõ đầu tiên đến đám cưới sau cùng, người Việt Nam ta có nhiều quy trình khác nhau; trong đó quan trọng nhất là nghi lễ xin dâu và rước dâu vào ngày cưới. Vậy, trong ngày này, hai bên gia đình cần chuẩn bị gì?
Ngoài việc hiểu được ý nghĩa và mục đích của đời sống hôn nhân, những đòi hỏi của tình yêu vợ chồng và con cái, lớp học còn cung cấp các kiến thức về chăm sóc sức khỏe, sinh sản cho đôi bạn sắp cưới.
Cưới Hỏi Việt Nam xin phép chia sẻ các nghi thức cưới hỏi tại chùa sẽ giúp ích được cho các cặp đôi đang dự định tổ chức đám cưới trong chùa
Trong đám cưới, mọi người thường phòng tránh việc vỡ gương, vỡ cốc, gãy đũa. Chuyện đổ vỡ là điềm báo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly…
Cùng Cưới Hỏi Việt Nam tìm hiểu và phân biệt Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn nhé !
Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời.