Nhiều cô dâu chú rể thích tự chuẩn bị mâm quả cho ngày cưới của mình nhưng không biết sắp xếp thế nào cho đẹp. Hôm nay Cưới Hỏi Việt Nam gợi ý cách xếp mâm quả cưới đẹp theo hướng dẫn của Lá Trầu Xanh, hi vọng sẽ giúp ích cho Cô Dâu Chú Rể thêm thuận tiện trong việc tự tay chuẩn bị mọi thứ cho ngày vui.
Nhiều cô dâu chú rể thích tự chuẩn bị mâm quả cho ngày cưới của mình nhưng không biết sắp xếp thế nào cho đẹp. Hôm nay Cưới Hỏi Việt Nam gợi ý cách xếp mâm quả cưới đẹp theo hướng dẫn của Lá Trầu Xanh, hi vọng sẽ giúp ích cho Cô Dâu Chú Rể thêm thuận tiện trong việc tự tay chuẩn bị mọi thứ cho ngày vui.
Trang trí mâm quả Trầu – Cau:
Theo nguyên tắc, 01 quả cau sẽ có 02 lá Trầu. Người Miền Nam thường chọn buồng cau 105 trái (theo ý nghĩa “trăm năm” hạnh phúc) vì vậy cần phải chuẩn bị đủ số lượng 210 lá trầu xanh, còn tươi mới, loại bỏ các lá bị sâu, dập hoặc trầy xước. Rồi xếp các lá trầu vòng quanh mâm quả, tùy theo đường kính của mâm quả lớn hay nhỏ mà lớp lá sẽ dầy hoặc mỏng.
Sau khi xếp đều 210 lá trầu, và chừa khoảng trống ở giữa mâm quả để bước tiếp theo là đặt buồng cau vào thì mâm quả sẽ giống như hình dưới đây:
Trang trí mâm quả Trà – Rượu – Đèn:
Cô Dâu Chú Rể cần chuẩn bị gồm 01 cặp trà, 01 cặp rượu, 01 cặp đèn cầy (Long – Phụng). Dùng băng keo trong để giữ hai hộp rượu và hai hộp trà cố định với nhau, kế đến sử dụng giấy bóng kiếng (loại chuyên dùng gói quà) để gói lại thành từng phần quà. Đối với đèn cầy thì nguyên cặp đã nằm sẵn trong hộp, chúng ta không cần dùng đến giấy gói. Kết thêm 3 chiếc nơ cho 3 phần quà này và xếp ngay ngắn vào mâm quả. Cặp đèn và cặp rượu đặt sát với nhau ở phía sau, cặp trà đặt phía trước.
Trang trí mâm quả bánh Su Sê (Phu Thê):
Người Miền Nam cũng thường sử dụng con số 105 chiếc bánh Su Sê khi trang trí mâm quả, với cùng ý nghĩa giống như 105 trái cau ở trên. Đối với mâm quả đường kính 40 cm, thì Lá Trầu Xanh áp dụng cách sắp xếp 2 hàng 6 bánh ở chính giữa, kế đến là 2 hàng 5 bánh ở hai bên, ngoài cùng sẽ là 2 hàng 3 bánh. Rồi tuần tự xếp chồng lên nhau theo hình tháp. Lần đầu tiên xếp thì cũng không thẳng và đẹp ngay được, phải tháo ra sắp xếp lại vài lần mới được như ý muốn.
Trang trí mâm quả Trái Cây:
Đối với mâm quả trái cây, Cô Dâu Chú Rể lưu ý chọn lựa kỹ những quả vừa mới hái, vỏ còn tươi mới, láng mịn, không bị trầy xước. Không nên chọn các quả đã chín dễ bị dập trong quá trình vận chuyển, bưng bê. Không nên chọn các loại quả quá to, vì như vậy số lượng quả sẽ ít, hoặc nếu mua cho vừa đủ số lượng thì mâm quả sẽ rất nặng, gây khó khăn cho các bạn bưng quả, đặc biệt là bưng quả nữ.
Lá Trầu Xanh thường thực hiện mâm Trái Cây (ngũ quả) với 05 loại trái mà người Miền Nam ưa chuộng bao gồm: Thanh Long, Xoài, Mãng Cầu, Táo Đỏ Mỹ, Nho Mỹ. Khi bắt đầu với mâm quả Trái Cây, Cô Dâu Chú Rể nên sắp xếp Thanh Long, Xoài đầu tiên để làm nền, chịu lực cho các loại quả khác vì đây là những loại quả có vỏ cứng, sức bền tốt. Kế đến là sắp xếp Mãng Cầu, Táo Đỏ, và đặt Nho Mỹ ở trên cùng.
Trang trí mâm quả Bánh Cốm:
Lá Trầu Xanh thường sử dụng Bánh Cốm của thương hiệu Bảo Hiên Rồng Vàng bởi đây là một đơn vị lâu năm, uy tín, đặc biệt là Bánh Cốm đã được đóng gói sẵn thành từng hộp riêng biệt, rất phù hợp để mang biếu làm quà tặng, hay làm sính lễ mâm quả.
Với đường kính mâm quả 40 cm sẽ vừa vặn để sắp xếp 40 hộp Bánh Cốm, Cô Dâu Chú Rể chỉ cần cố định các hộp bánh bằng băng keo trong, đặt lên trên một chiếc nơ là đã đủ đẹp mắt.
Trang trí mâm quả Xôi Gấc:
Xôi Gấc của Lá Trầu Xanh có khuôn hình trái tim, bên trên có lớp đậu xanh tạo hình chữ Hỷ. Mỗi tim xôi có trọng lượng trung bình từ 1 – 1,5 kg, bình thường mâm quả Xôi Gấc sẽ có 05 tim và 01 con Gà Luộc đặt ở chính giữa (để đảm bảo yếu tố “mặn” trong bộ mâm quả cưới), nhưng đối với bộ mâm quả này, Cô Dâu Chú Rể đã tự chuẩn bị riêng 01 con Heo Quay vì vậy sẽ không cần đến Gà Luộc, đồng thời Xôi Gấc được bổ sung thêm 01 tim, tổng cộng có 06 tim xôi trong mâm quả.
Trang trí mâm quả Bánh Kem:
Lá Trầu Xanh thường sử dụng Bánh Kem của các nhà cung cấp nổi tiếng như: Tous les Jours, Brodard Bakery,… để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho Cô Dâu Chú Rể. Bánh Kem phải được bảo quản trong tủ lạnh cho đến trước khi nhà trai xuất phát mới sắp xếp vào mâm quả. Đối với mùa nắng, nóng và di chuyển đường xa thì Cô Dâu Chú Rể nên thay mâm quả Bánh Kem bằng loại bánh khác để đảm bảo an toàn.
Trang trí Khay Trầu – Rượu:
Một bộ Khay Trầu – Rượu gồm có: 01 bình rượu, 02 chén (ly) rượu, 01 hộp trầu têm sẵn với số lượng chẵn ví dụ như 4, 6, hoặc 8 miếng trầu. Từ khi xuất phát cho đến lúc tập trung tại nhà gái, Chú Rể nên để bình rượu trống để tránh đổ rượu trong quá trình di chuyển, thay vào đó, chuẩn bị riêng một chai rượu trắng nhỏ mang theo. Khi dừng lại để chỉnh tề đội ngũ trước lúc vào nhà gái thì chúng ta mới rót rượu vào bình, đó là kinh nghiệm từ các Đám Cưới khác truyền lại.
Như vậy, với bài viết hướng dẫn cách trang trí mâm quả Ngày Cưới Hỏi mà Lá Trầu Xanh đã chia sẻ trên đây, chúng tôi hi vọng rằng Cô Dâu Chú Rể có thể áp dụng trực tiếp trong quá trình tự chuẩn bị cho ngày vui trọng đại. Như đã trình bày ở trên, đây là cách trang trí mâm quả Ngày Cưới Hỏi cụ thể cho một Đám Hỏi của người Miền Nam với 08 mâm quả và 01 Khay Trầu Rượu, vì lý do mâm quả Heo Quay đã được Cô Dâu Chú Rể chuẩn bị riêng, vì vậy Lá Trầu Xanh không có hình chụp mâm Heo Quay ấy để minh họa cho các bạn. Tuy nhiên, đối với Cô Dâu Chú Rể theo phong tục Miền Bắc thì cũng có thể áp dụng cách trang trí mâm quả như trên với số lượng 07 mâm quả.
Các bạn chỉ cần chú ý là cần bổ sung thêm 01 con Gà Luộc cho mâm Xôi Gấc để trở thành mâm quả Xôi Gấc – Gà, như vậy là đã đầy đủ các hương vị cần thiết cho một bộ mâm quả cưới hỏi theo phong tục Miền Bắc rồi.
*** Bài viết đã được thực hiện với sự hỗ trợ của anh Minh Hoàn và chị Khánh Anh đến từ Lá Trầu Xanh.
Nhà cung cấp Mâm Quả Cưới tại TPHCM
W: www.mamquacuoi.com
E: info@mamquacuoi.com
M: 0917 489 621
- - - - - - - - - -
bài liên quan
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.
Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.
Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.
Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây.