Nhưng với các đám cưới mang tính chất đặc biệt như đám cưới của người theo đạo Thiên Chúa, cách chọn thiệp thông báo cũng là băn khoăn không nhỏ.
Nhưng với các đám cưới mang tính chất đặc biệt như đám cưới của người theo đạo Thiên Chúa, cách chọn thiệp thông báo cũng là băn khoăn không nhỏ.
Với đám cưới của cặp đôi theo đạo, hôn lễ sẽ được cử hành trong nhà thờ, sau đó tiệc đãi khách sẽ diễn ra như bình thường. Vì có thêm một nghi thức cưới tại nhà thờ, nên thiệp cưới cũng sẽ có thêm thông báo về điều này.
Thông báo được thiết kế thành một tờ thiệp riêng, kẹp cùng với thiệp đám cưới. Nhiều cửa hàng in thiệp cũng sẽ có loại thiệp rời dành cho gia đình theo đạo, nếu không bạn có thể tự thiết kế.
Nội dung thiệp thông báo về đám cưới nhà thờ đơn giản, chủ yếu truyền đạt thông tin, bao gồm các chi tiết:
- Kính mời... tới dự Thánh lễ hôn phối của hai con chúng tôi
- Vào lúc... tại giáo xứ... (là nơi làm lễ thành hôn cho hai người). Không phải uyên ương muốn tổ chức cưới ở bất cứ nhà thờ nào cũng được, mà phải làm lễ ở nhà thờ thuộc giáo xứ nơi cô dâu hoặc chú rể sinh sống.
Trong thiệp thông báo sẽ có ghi tên của cô dâu và chú rể. Khi ghi tên, bạn đặt tên thánh trước tên thường gọi, như vậy khách mời đọc sẽ hiểu uyên ương là người theo đạo.
Ngoài ra, với trường hợp như độc giả hỏi, nhà chú rể có đạo thì thường nhà chú rể mới cần nhiều khách cùng giáo xứ tới dự Thánh lễ tại nhà thờ, đồng thời khách sẽ đi lễ luôn. Nhà cô dâu chỉ mời gia đình và bạn bè thân thiết.
2. Thiệp mời tới tiệc cưới
Với thiệp đãi khách, thiệp vẫn như thông thường, thiệp mời tiệc mang thiết kế và nội dung đơn giản, mục đích chính là thông báo về ngày giờ, địa điểm diễn ra thiệp mời khách.
Trong thiệp mời, bạn có thể không ghi kèm tên thánh của cô dâu hoặc chú rể. Bởi tiệc đã không còn nhiều thủ tục liên quan tới tôn giáo. Ngoài ra khách mời trong tiệc không phải chủ yếu là người có đạo mà là khách chung, nhiều người không theo đạo. Nghi lễ cưới tại khách sạn cũng diễn ra như bình thường bởi cả hai đã làm lễ thành hôn trong nhà thờ.
Đặc biệt, trong thiệp mời đám cưới của người công giáo thường có hình thánh giá, hoặc đôi nến, kèm theo lời Chúa " Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly", hoặc lời nguyện ước của đôi lứa "Nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc cho tình yêu của hai con hôm nay và mãi mãi"
- - - - - - -
Xem thệm:
bài liên quan
Để đi từ bước dạm ngõ đầu tiên đến đám cưới sau cùng, người Việt Nam ta có nhiều quy trình khác nhau; trong đó quan trọng nhất là nghi lễ xin dâu và rước dâu vào ngày cưới. Vậy, trong ngày này, hai bên gia đình cần chuẩn bị gì?
Ngoài việc hiểu được ý nghĩa và mục đích của đời sống hôn nhân, những đòi hỏi của tình yêu vợ chồng và con cái, lớp học còn cung cấp các kiến thức về chăm sóc sức khỏe, sinh sản cho đôi bạn sắp cưới.
Cưới Hỏi Việt Nam xin phép chia sẻ các nghi thức cưới hỏi tại chùa sẽ giúp ích được cho các cặp đôi đang dự định tổ chức đám cưới trong chùa
Trong đám cưới, mọi người thường phòng tránh việc vỡ gương, vỡ cốc, gãy đũa. Chuyện đổ vỡ là điềm báo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly…
Cùng Cưới Hỏi Việt Nam tìm hiểu và phân biệt Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn nhé !
Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời.