Cưới hỏi là chuyện đại sự và thường phải theo nghi lễ truyền thống. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các nghi lễ này. Sau đây là những trình tự thủ tục rước dâu các đôi tân lang, tân nương nên tham khảo.
Cưới hỏi là chuyện đại sự và thường phải theo nghi lễ truyền thống. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các nghi lễ này. Sau đây là những trình tự thủ tục rước dâu các đôi tân lang, tân nương nên tham khảo.
Thường thì nhà trai đến theo giờ đã bàn bạc trước, đúng giờ đó, nhà trai sẽ vào nhà gái.
2. Trao lễ vật
Họ nhà trai tiến vào nhà gái với đội bưng quả, đội bê tráp của nhà gái xếp hàng sẵn, đứng thành 2 hàng mặt đối mặt, rồi tiến tới trao quả cho đội hình bên nhà gái. Đội bưng quả 2 bên là những người còn độc thân. Người phù rể là nhân vật quan trọng sẽ đi đầu đội bưng quả, chỉ sau chú rể và ông chủ hôn, tay bê khay rượu và nữ trang tiến vào.
3. Nhận quả và mang lên bàn thờ gia tiên
Sau khi đội bưng quả nhà gái nhận quả từ nhà trai sẽ mang quả đặt ở bàn thờ gia tiên. Thông thường, quả trầu cau đặt ở vị trí chính giữa, vì khi quả này sẽ mở đầu tiên.
4. Trình lễ
Người chủ hôn của nhà trai sẽ xin phép mở nắp tráp và giới thiệu lễ vật gồm những gì với nhà gái và hai họ.
5. Cô dâu được dắt ra mắt
Cô dâu từ đầu ngồi trong phòng của mình đợi cha hoặc mẹ dắt ra chào họ hàng hai bên và chuẩn bị làm lễ.
6. Làm lễ gia tiên
Chủ hôn tiến hành thắp hương để cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên. Việc thắp hương thường do người đàn ông trong gia đình cô dâu thắp (bố, anh trai hoặc em trai cô dâu). Ngoài ra, còn có thêm tục lệ đốt nến, còn gọi là đèn long phụng. Đèn này do nhà trai mang đến, nhà gái chuẩn bị sẵn 2 chân đèn, khi làm lễ thì thắp lên. Sau khi cha (hoặc anh/em) của cô dâu thắp hương xong, cô dâu – chú rể làm lễ khấn bái.
7. Trao nhẫn cưới
Cô dâu và chú rể tuần tự trao nhẫn cưới cho nhau. Chú rể sẽ đeo nhẫn ở ngón áp út phải, cô dâu đeo nhẫn ở ngón áp út trái tùy theo phong tục của mỗi địa phương.
8. Cô dâu – chú rể nhận quà
Thường mẹ đẻ và mẹ chồng sẽ tặng nữ trang cho cô dâu. Tiếp đến sẽ là các bậc ông bà, chú bác, người thân trong gia đình cô dâu tặng quà mừng.
9. Mời trầu cau và mời rượu
Khi mời rượu, người rót rượu là chàng phù rể. Cô dâu – chú rể làm động tác xé cau, xếp trầu cho đúng phong tục. Tiếp đó là mời 2 người chủ hôn trước, rồi đến ông bà, cha mẹ dùng rượu và trầu cau tượng trưng.
10. Tiệc nhà gái
Tiệc này thường đơn giàn với bánh, trái cây và trà nước. Đợi đến giờ lành cần có lễ rước ngắn gọn ở nhà gái để còn kịp thời gian rước dâu về làm lễ ở nhà trai. Sau khi thắp hương khấn tổ tiên, cô dâu - chú rể được người thân trao quà chúc phúc.
11. Lại quả
Nhà gái sẽ trả lại mâm quả (thường là còn 1/2) cho nhà trai. Khi xếp mâm quả để trả, nếu là quả có nắp đậy thì lật ngược nắp lên, nếu là quả phủ khăn thì lật 1/2 khăn lên.
12. Đưa nàng về dinh
Thường thì mẹ chồng thường dắt con dâu ra xe hoa. Đi bên cạnh là chú rể và phù dâu phù rể. Đoàn rước dâu đi rước dâu cũng tính số lượng người, thường người tính đi lẻ về chẵn. Khi đi về, cô dâu ở lại nhà chồng thì đoàn người đi về phải là số chẵn.
13. Về nhà trai
Sau khi rước dâu vào nhà thì sẽ làm lễ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên bên nhà trai, nhận tiền/quà mừng của người nhà, họ hàng bên nhà trai. Sau đó, mẹ chồng dắt cô dâu vào phòng tân hôn, giới thiệu tổ ấm với bà con cô bác, làm thủ tục trải giường. Giường cưới thường là giường mới, chưa ai nằm lên, mẹ chồng trải giường, có thể nhờ thêm những người họ hàng có con trai và con gái cùng trải giường để “lấy hên” cho cô dâu chú rể sau này cũng có đủ nếp đủ tẻ như vậy.
- - - - - - - -
Xem thêm:
bài liên quan
Giữa hàng loạt các xu hướng đám cưới hiện đại, 2024-2025 đón chờ xu hướng cưới được nhiều cặp đôi yêu thích lựa chọn đó là xu hướng tái hiện lại đám cưới xưa. Xu hướng đám cưới xưa này có gì đặc biệt và vì sao nó lại thu hút các cặp đôi hiện đại đến vậy?
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.
Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.
Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.