Bước 1 – Lựa chọn giáo xứ, nhà thờ và cùng chọn ngày với cha cố
Bước 2 – Giáo lý hôn nhân: một khóa học ngắn cho đôi vợ chồng trước khi cưới, do chính cha cố thụ giảng, nhằm giúp họ hiểu rõ sự thiêng liêng của việc kết hôn, trách nhiệm và ràng buộc của người vợ, và người chồng cùng con cái trong một gia đình. Khóa học có thể kéo dài từ 2 tuần đến vài tháng tùy theo sắp xếp của đôi vợ chồng với cha cố.
Bước 3 – Rao hôn phối: một thông báo ngắn gọn về việc kết hôn của đôi vợ chồng sẽ được đọc lên trong các buổi lễ tại nhà thờ, liên tục trong vòng 3 tuần trước ngày cưới. Nếu ai thấy có điều gì ngăn cản hoặc chưa minh bạch có thể liên hệ với cha cố để trình bày và xác minh.
Bước 4 – Chuẩn bị cho các chi tiết trong ngày cưới tại nhà thờ. Tùy mức độ chi tiết của các cha cố, các thành phần sau đây có thể được rút giảm hoặc đơn giản hóa, nhưng trên cơ bản, sẽ có những việc sau đang chờ bạn:
- Danh sách khách mời: hãy chú ý tới không gian của nhà thờ, và chọn lọc ra những người thật sự quan trọng với bạn để tham dự. Số đông còn lại hãy dành cho tiệc cưới sau đó.
- Người dẫn dâu: thường là bố của cô dâu. Trong vài trường hợp có thể có một sự lựa chọn khác, nhưng nên nhớ đây là một hành động thiêng liêng, người dẫn dâu đóng vai trò đại diện cho cả nhà gái, mang cô dâu và cả phần đời còn lại trao lại cho sự bảo bọc của chú rể và nhà trai.
- Thiệp mời: trong thiệp mời dự lễ cưới nhà thờ cần ghi rõ tên thánh của đôi vợ chồng, địa điểm thời gian chính xác, và yêu cầu về trang phục.
- Lời thề: đôi vợ chồng sẽ cùng bàn bạc với cha cố về những thay đổi hoặc chỉnh sửa nếu có trong lời thề ước của đôi bên.
- Bản hướng dẫn nghi thức trong nhà thờ dành cho khách mời.
- Chọn ngày diễn tập: thường trước ngày cưới 1 hoặc 2 ngày.
- Các chi tiết khác cần tham khảo ý kiến của cha cố trước khi tiến hành như: quay phim, chụp hình, hoa tung lên trong ngày cưới, dàn nhạc, dàn đồng ca,…
Tất cả là một quy trình, hình ảnh xúc động trên phim ảnh chỉ là thành quả cuối cùng của một quá trình chuẩn bị công phu và đầy tâm huyết. Dù cho đám cưới nhà thờ hay đám cưới truyền thống thì bạn vẫn sẽ trải qua một số lễ nghi và mục đích cuối cùng của tất cả là mang đến sự chứng nhận thiêng liêng trong ngày cưới. Tình yêu và ngày cưới của bạn được chứng giám, được ủng hộ và được thăng hoa từ những nghi thức cưới này.
>> XEM THÊM Nghi Thức Cưới Hỏi tại đây
bài liên quan
Cùng điểm lại những công việc quan trọng mà cả nhà trai và nhà gái phải lo liệu, hoàn thành trước đêm ăn hỏi.
Lễ công cô là gì chính là thắc mắc của nhiều người khi nghe đến khái niệm này. Để hiểu rõ hơn về nghi thức ấy, mời các bạn tham khảo chi tiết như bên dưới.
Trình tự đám hỏi đầy đủ của người Việt Nam gồm những bước nào là câu hỏi của rất nhiều cặp đôi. Để giải đáp cho vấn đề này, mời bạn xem qua bài viết dưới đây.
Thủ tục lễ xin dâu gồm những gì là thắc mắc của không ít người. Đây là nghi thức quan trọng trong truyền thống cưới hỏi của người Việt, mời các bạn cùng tham khảo!
6 nghi lễ chính trong đám cưới Việt Nam là điều kiện để các đôi uyên ương tiến đến hôn nhân. Do ảnh hưởng phương Bắc, hôn nhân người Việt xưa sẽ có sáu lễ sau!
Thủ tục cưới hỏi miền Nam có gì đặc trưng và khác biệt so với những vùng miền khác? Cùng tìm hiểu trình tự các bước trong cưới hỏi miền Nam diễn ra thế nào nhé!
Nếu bạn từng chứng kiến 1 lễ cưới ở nhà thờ thì bạn sẽ không khỏi xúc động nhất khi giây phút cô dâu chú rể đọc lời thề. Và cha Xứ sẽ nói rằng: "Tình yêu thực sự là hai người biết hy sinh cho nhau, vì hạnh phúc của người kia, và vì hạnh phúc chung của nhau." " Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly"
Đó là lúc cô dâu chú rể cùng nhau đọc: "Tôi xin nhận ... làm chồng (vợ) và hứa sẽ chung thủy với ... trong lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan, lúc ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe. Tôi sẽ yêu thương và tôn trọng ... đến trọn cuộc đời."
>> XEM THÊM Kinh Nghiệm Cưới Hỏi tại đây
bài liên quan