Đám hỏi là một phần nghi lễ không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, đặc biệt thủ tục đám hỏi của người miền Tây Nam Bộ khá cầu kỳ và khác biệt so với các vùng miền khác. Cùng Cưới Hỏi Việt Nam tìm hiểu trình tự của một đám hỏi ở miền Tây Nam Bộ sau đây nhé!
Trước khi làm lễ, hai gia đình cần thống nhất số mâm quả phải có trong lễ ăn hỏi.
Thông thường ở miền Bắc chuẩn bị số tráp theo số lẻ, 3, 5, 7, 9 tùy vào từng gia đình. Còn miền Nam lại là số chẵn, theo quan niệm "có đôi có cặp" , riêng miền Tây Nam Bộ số lượng mâm quả nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng của mỗi gia đình. Có những nơi số lượng mâm quả lên đến hàng chục hoặc vài chục tráp.
Mâm quả trong lễ hỏi ở miền Tây Nam Bộ luôn bắt buộc phải có: trà rượu, trầu cau, trái cây, bánh... một số nơi còn có cả heo quay. Thường sau khi trao mâm quả, nhà gái sẽ cắt phần đầu heo quay để biếu cho ông mai hoặc bà mai.
Ngoài ra, hai bên gia đình cần chuẩn bị đội ngũ bưng mâm quả theo đúng số mâm quả đã thoả thuận với nhau từ trước. Người miền Nam thường ưu tiên chọn đội bưng mâm quả là chưa vợ gái chưa chồng. Một số nơi sẽ có chuẩn bị phong bì lì xì may mắn cho đội bê mâm quả.
Sau khi mang tráp vào nhà, hai gia đình sẽ giới thiệu các đại diện của hai bên. Tiếp đó, đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do và giới thiệu mâm quả mà nhà trai mang đến, và mời rượu để xin hỏi cưới.
Cô dâu ra mắt gia đình nhà trai, nhận lễ vật cưới từ mẹ chồng, tiếp đến cô dâu chú rể sẽ chào hỏi và rót nước mời gia đình hai bên.
- Khi cô dâu được đưa ra mắt, người chủ hôn sẽ lấy một số vật phẩm trong mâm quả và đặt lên bàn thờ để thắp hương cúng ông bà, gia tiên.
- Tiếp đến, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương trên bàn thờ.
- Sau khi cúng ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới.
- Trong thời gian đó, cô dâu chú rể mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người.
- Những lễ vật của nhà trai mang đến, nhà gái sẽ chia đôi và trả lại mâm tráp cho nhà trai. Lưu ý, khi chia đồ, nhà gái không được dùng dao kéo mà phải dùng bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn. Và tất cả những tráp khi trả, nhà gái phải ngửa nắp lên.
- Nhà gái trao đồ lại quả cho nhà trai và nhà trai xin phép ra về.
Sau khi đã kết thúc lễ ăn hỏi, thường nhà gái sẽ mời họ hàng đến dự lễ ăn hỏi dùng bữa cơm thân mật. Trong trường hợp nhà trai ở xa, nhà gái cũng sẽ mời nhà trai ở lại dùng cơm luôn. Tuy nhiên tất cả những điều này hai bên phải thống nhất từ trước để để nhà gái có kế hoạch tiếp đãi.
bài liên quan
Lễ công cô là gì chính là thắc mắc của nhiều người khi nghe đến khái niệm này. Để hiểu rõ hơn về nghi thức ấy, mời các bạn tham khảo chi tiết như bên dưới.
Trình tự đám hỏi đầy đủ của người Việt Nam gồm những bước nào là câu hỏi của rất nhiều cặp đôi. Để giải đáp cho vấn đề này, mời bạn xem qua bài viết dưới đây.
Thủ tục lễ xin dâu gồm những gì là thắc mắc của không ít người. Đây là nghi thức quan trọng trong truyền thống cưới hỏi của người Việt, mời các bạn cùng tham khảo!
6 nghi lễ chính trong đám cưới Việt Nam là điều kiện để các đôi uyên ương tiến đến hôn nhân. Do ảnh hưởng phương Bắc, hôn nhân người Việt xưa sẽ có sáu lễ sau!
Thủ tục cưới hỏi miền Nam có gì đặc trưng và khác biệt so với những vùng miền khác? Cùng tìm hiểu trình tự các bước trong cưới hỏi miền Nam diễn ra thế nào nhé!
Thực đơn đám cưới miền Bắc tổng hợp các món ăn được dùng để đãi thực khách theo từng mùa trong năm, đầy đủ từ truyền thống đến hiện đại, mời dâu - rể tham khảo.