7 Truyền Thống Thú Vị Trong Lễ Cưới Xưa

24/11/17

Đối với các dân tộc trên thế giới, đám cưới bao giờ cũng là ngày đẹp nhất đối với các cặp uyên ương, đây là nơi lưu giữ những nghi lễ, tập tục văn hóa truyền thống đặc sắc. Dù một số phong tục đã biến đổi theo thời gian nhưng nguồn gốc và truyền thống phổ biến về đám cưới xưa vẫn còn là điều được nhiều người nhắc tới. Theo Allwomenstalk, có 7 điều thú vị có thể bạn chưa biết trong đám cưới thời xưa.

Ở đám cưới thời xưa, gạo được ném vào các đôi uyên ương. Điều này thể hiện mong muốn cặp đôi gặp nhiều may mắn, thịnh vượng, con cháu sung túc.

 

Đối với các dân tộc trên thế giới, đám cưới bao giờ cũng là ngày đẹp nhất đối với các cặp uyên ương, đây là nơi lưu giữ những nghi lễ, tập tục văn hóa truyền thống đặc sắc. Dù một số phong tục đã biến đổi theo thời gian nhưng nguồn gốc và truyền thống phổ biến về đám cưới xưa vẫn còn là điều được nhiều người nhắc tới. Theo Allwomenstalk, có 7 điều thú vị có thể bạn chưa biết trong đám cưới thời xưa.

1. Váy trắng

Nữ hoàng Victoria đã đưa ra truyền thống này vào năm 1840. Từ đó, phụ nữ trên toàn thế giới đã theo gợi ý này. Theo truyền thống, váy cưới màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, ngây thơ và trinh trắng. Điều này không hẳn như vậy nên trong ngày nay, nhiều cô dâu chọn màu sắc khác cho váy cưới.

2. Bó hoa cưới

Vào thời cổ đại, bó hoa này được tạo từ các loại thảo mộc và gia vị như cây tỏi và cây thì là. Việc này giúp họ tránh linh hồn ma quỷ và bệnh tật. Thời gian đã thay đổi điều này và xã hội ít mê tín dị đoan hơn. Ngày nay, cô dâu mang theo một bó hoa được kết từ những bông hoa thơm ngát, khác hẳn với những loại thảo dược dùng trước kia và mục đích bó hoa ngày cưới hiện nay cũng dành để làm đẹp.

3. Phù dâu


Trước đây, quan niệm về phù dâu khá thú vị, đó là gây nhầm lẫn cho linh hồn ma quỷ và ngăn chúng đi theo cô dâu, ngăn chặn chúng nguyền rủa những cặp đôi mới cưới. Vì vậy ban đầu, phù dâu mặc giống y hệt như cô dâu. Ngày nay, phù dâu có thể mặc khác so với cô dâu và phù dâu là người giúp cô dâu lo liệu nhiều việc trong đám cưới

4. Những bữa tiệc độc thân

Một trong những truyền thống lâu đời nhất chính là đêm tiệc độc thân và điều này không thay đổi kể từ khi tộc người Spartan bắt đầu nó từ thế kỷ 5 trước Công nguyên. Bữa tiệc độc thân diễn ra khi chú rể ăn mừng việc trải qua đêm cuối cùng khi độc thân. Không mê tín dị đoan, không biến hóa, chỉ là họ cùng nhau gợi nhớ lại kỷ niệm đẹp đẽ.

5. Ném gạo

Vào thời xưa, gạo tượng trưng cho hạt giống của sự sống. Theo truyền thống, gạo được ném vào cặp vợ chồng mới cưới khi họ rời khỏi nhà thờ. Điều này thể hiện mong muốn cặp đôi gặp nhiều may mắn, thịnh vượng, con cháu sung túc. Ngày nay, việc ném gạo được xem như xả rác bừa bãi và không tốt cho các loài chim xung quanh và họ thay thế gạo bằng ruy băng hoặc hoa giấy.

 
6. Nhẫn đính hôn


Theo La Mã cổ đại, khi một người đàn ông đeo nhẫn cho một người phụ nữ, nói theo nghĩa đen, anh ta chiếm hữu cô ấy, chiếc nhẫn tượng trưng cho sự sở hữu của người đàn ông. Theo truyền thống, người La Mã cổ đại tin rằng “Vena Amoris” hoặc “Vein of Love” (mạch máu của tình yêu) sẽ kết nối trực tiếp từ ngón tay trái áp út tới trái tim, đó là lý do tại sao nhẫn cưới lại được đeo duy nhất vào ngón tay này.

7. Bế cô dâu qua cửa

Theo truyền thống, việc bế cô dâu qua cửa được giải thích với hai lý do khác nhau. Có ý kiến cho rằng việc này bảo vệ cô dâu khỏi sự chiếm hữu của ma quỷ, cô dâu rất dễ bị linh hồn xâm nhập. Một ý kiến khác, hành động bế cô dâu qua cửa sẽ khiến tân nương giảm bớt sự vội vã và giữ được trinh tiết tận tới đêm tân hôn. Còn trong đám cưới thời nay, đây là cử chỉ lãng mạn.

- - - - - - - - - - -

bài liên quan

28/12/23

Phá Cách Nhờ 6 Ý Tưởng Tung Hoa Cưới

Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.

24/09/23

Tất Tần Tật Về Tiệc Báo Hỷ Bạn Chưa Biết

Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.

28/07/23

Ai Là Người Cùng Cô Dâu Bước Vào Lễ Đường?

Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây. 

06/05/23

Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn

Cùng Cưới Hỏi Việt Nam tìm hiểu và phân biệt Ý Nghĩa Khác Nhau Của Lễ Vu Quy, Tân Hôn, Và Thành Hôn nhé !

21/04/23

4 Nghi Thức Cưới Độc Lạ Cho Tiệc Cưới 2023 Thêm ý Nghĩa

Cùng với xu hướng tổ chức đám cưới hiện đại 2023 bùng nổ là những nghi thức lễ cưới mới lạ, độc đáo được nhiều cặp đôi lựa chọn. Đó là những nghi thức lễ cưới mới nào?

06/04/23

Tìm Hiểu Nghi Lễ Cưới Hỏi Ở Miền Nam

Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời.

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

Yêu Cầu Báo Giá

close popup

Xác Nhận Yêu Cầu Báo Giá

Yêu cầu báo giá của bạn đã được gửi thành công đến

Chân thành cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Cưới Hỏi Việt Nam. Thông tin yêu cầu của bạn sẽ được liên hệ tư vấn riêng cho bạn trong thời gian sớm nhất.