Mâm quả ngày cưới có thể khác nhau tùy phong tục từng vùng miền, sau đây là 6 mâm quả ngày cưới cơ bản nhất trong đám cưới miền Nam.
Theo phong tục từng miền, thành phần và số lượng mâm quả cưới hỏi có thể khác nhau. Tuy nhiên, có những thứ trong mâm quả cưới hỏi không thể thiếu được. Đây là sính lễ quan trọng để nhà trai mang sang nhà gái làm lễ Nạp tài.
Mâm quả cưới vốn được xem như một phần chi phí tượng trưng mà nhà trai góp cùng nhà gái để tổ chức ngày cưới hỏi. Số mâm quả miền Nam thường là số chẵn, 4 hoặc 6 mâm là lựa chọn của nhiều gia đình. Trong khi đó, quả cưới ở miền Bắc chuộng số lẻ hơn, 5 hay 7 quả cưới là còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của các gia đình.
Trong lễ Nạp tài, mâm quả cưới được trao và nhận một cách trang trọng bên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Nghi lễ này làm cho đôi vợ chồng trẻ cảm nhận rõ sự thiêng liêng và trách nhiệm của mình đối với hôn nhân. Mâm quả cưới xuất phát từ ý nghĩa gắn kết cho đôi lứa nên duyên bền chặt, thế nên quan niệm mâm cỗ cao thì hạnh phúc sẽ dài lâu là điều không đúng. Mâm quả cưới còn phải tùy thuộc vào điều kiện kinh tế hai nhà, là món quà khích lệ tinh thần cho đôi uyên ương mới bước vào cuộc sống hôn nhân bền vững. Điều quan trọng, gia đình hai bên phải hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, mâm quả cưới là sự mở đầu câu chuyện cho mối lương duyên thông gia gắn kết hai nhà.
Mâm quả cưới hỏi có những gì?
1. Trầu Cau
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, từ ngàn xưa đến nay, dù đám cưới theo phong tục Bắc – Trung – Nam đều không thể thiếu khay trầu trong mâm quả cưới. Cây cau có thân tròn, chắc là biểu tượng của người con trai, lá trầu bầu bĩnh xòe ngang mặt đất tượng trưng cho người con gái. Trầu cau hòa quyện cùng vôi sẽ tạo ra màu đỏ hồng như màu máu, tượng trưng cho sự sắt son bền chặt mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến.
2. Trái Cây
Mâm trái cây cũng là thành phần không thể thiếu trong mâm quả cưới. Trái cây nhiều màu sắc, kết hợp với nhau để dâng lên bàn cúng bái tổ tiên. Ông bà ta thường nói “hoa thơm, quả ngọt”, mâm trái cây trong quả cưới là quà tặng từ thiên nhiên, ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi uyên ương mới sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cả cuộc đời.
3. Bánh
Mâm bánh có thể là bánh phu thê, bánh hồng, bánh pía, bánh kem, bánh cốm tùy vào yêu cầu của nhà gái và phong tục từng vùng. Ở miền Trung và miền Bắc, bánh phu thê hay bánh hồng là lễ vật không thể thiếu trong mâm quả cưới. Chiếc bánh phu thê bản thân nó cũng mang nhiều giai thoại khác nhau nhưng chung quy lại vẫn xoay quanh câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng.
Sắc xanh biêng biếc của lá dừa, cái trắng trong nõn nà của thân bánh quyện trong màu vàng óng ả của nhân bánh giấu bên trong làm thành một tác phẩm ẩm thực của người phụ nữ Việt Nam tài hoa, khéo léo.
4. Trà Rượu
Trà và rượu sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên, như lời con cháu mời các vị cao niên, ông bà tổ tiên về chứng giám cho đôi trẻ và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc. Mâm quả cưới có trà rượu cũng xuất phát từ quan niệm xa xưa, người ta thường nói “nam vô tửu như kỳ vô phong”, chất cay nồng của rượu và thơm đắng của trà góp hương vị cho sắc màu cuộc sống. Đôi uyên ương mới chạm ngõ hôn nhân cần có sự bền chặt dài lâu cũng như người đàn ông khi trở thành trụ cột cho gia đình sau ngày cưới cần phải có sự mạnh mẽ, vững vàng che chở cho vợ con vượt qua sóng gió.
5. Gà và Xôi
Mâm xôi gấc vun đầy bên cạnh con gà béo ngậy cũng là lễ vật thường xuyên xuất hiện trong các mâm quả cưới. Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau. Bóng dáng nền văn minh lúa nước hiện hữu trong cả lễ nghi ngày cưới. Con gà, khay xôi là một trong số những thứ thân quen với cộng đồng người Việt. Ngoài ra màu đỏ của xôi gấc, màu vàng béo của gà còn làm tăng phần thẩm mỹ cho mâm quả cưới. Đây là vật làm tin đem lại may mắn trong quan niệm của nhiều người.
6. Quần Áo
Mâm quả quần áo cho cô dâu là bộ đồ cưới được gia đình chồng chuẩn bị sẵn cho cô dâu. Thường thì là bộ áo dài, cô dâu sẽ lấy mặc vào rồi mới ra chào hai họ. Quả cưới này mang ý nghĩa khi về nhà chồng, cô dâu sẽ được chăm lo kĩ lưỡng và có cuộc sống no đủ, hạnh phúc trọn đời bên người chồng như ý.
Cũng có một số nơi, trong mâm quả còn có: Quả thịt đùi hay đầu heo, hay một con heo quay, hoặc một cặp vịt trắng.
- - - - - - - -
Xem thêm:
bài liên quan
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.
Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.
Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.
Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây.