Cưới Hỏi Việt Nam gợi ý cho cô dâu chú rể một số trình tự cần thiết trong ngày lễ đón dâu, cùng tham khảo nhé!
gợi ý cho cô dâu chú rể một số trình tự cần thiết trong ngày lễ đón dâu, cùng tham khảo nhé!
Hai bên gia đình nhớ bàn bạc kỹ trước các thứ như vị trí đỗ xe, chỗ cho đoàn nhà trai ổn định đội hình, nhất là trong trường hợp nhà gái ở đường hay hẻm nhỏ, giao thông khó khăn.
Theo phong tục tập quán xưa thì nhà gái thắp hương trước rồi nhà trai mới vào. Lễ cưới ngày nay thì không còn phong tục này. Đội bưng quả (hay bê tráp) của nhà gái xếp hàng sẵn, đội bưng quả của nhà trai tiến vào, đứng thành hai hàng mặt đối mặt, rồi tiến tới trao quả cho đội hình bên nhà gái. Người phù rể là nhân vật quan trọng sẽ đi đầu đội bưng quả, chỉ sau chú rể và ông chủ hôn, tay bê khay rượu và nữ trang tiến vào. Đội bưng quả hai bên là những ng còn độc thân, và thường là bạn bè, người thân của cô dâu và chú. Nếu không thể nhờ bạn bè hay người thân thì có thể thuê đội bưng quả theo dịch vụ. Đội bưng quả thường là người thân, bạn bè còn độc thân của cô dâu và chú rể.
Đội bưng quả nhà gái sẽ mang quả đặt ở bàn thờ gia tiên. Thông thường, quả trầu cau đặt ở vị trí chính giữa để “đánh dấu”, vì khi mở quả sẽ mở quả này đầu tiên.
Người chủ hôn của nhà trai mở đầu buổi lễ xin phép, mở nắp tráp, hoặc lật khăn đỏ phủ trên tráp lên và giới thiệu lễ vật gồm những gì.
Cô dâu từ đầu ngồi trong phòng của mình đợi được cha hoặc mẹ dắt ra chào họ hàng hai bên, chuẩn bị làm lễ.
Tiến hành thắp hương để cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên. Hương thường do người đàn ông trong gia đình cô dâu thắp (bố, anh trai hoặc em trai cô dâu). Ngoài ra, còn có thêm tục lệ đốt đèn long phụng. Nhà trai khi mang lễ sang sẽ mang theo cặp đèn cầy gọi là “đèn long phụng”, nhà gái chuẩn bị sẵn hai chân đèn, khi làm lễ thì thắp lên. Sau khi cha (hoặc anh/em) của cô dâu thắp hương xong, cô dâu – chú rể làm lễ khấn bái. Ngày nay, phong tục đã được giản lược đi nhiều nên cô dâu chú rể chỉ cần thắp hương khấn vái và lạy trước bàn thờ, không nhất thiết phải lạy bao nhiêu lạy, bao nhiêu lễ.
Cô dâu chú rể trai nhẫn cưới cho nhau.
Mẹ chồng hoặc đại diện nhà chồng đeo nữ trang cưới cho cô dâu ( gồm bông tai, dây chuyền, vòng cổ...tùy vào khả năng gia đình chú rể hoặc thách cưới của nhà cô dâu)
Thường là tiền vàng của cha mẹ, mà chủ yếu là cô dâu. Mẹ đẻ và mẹ chồng tặng nữ trang cho con gái – con dâu. Tiếp đến sẽ là các bậc ông bà, chú bác, ng thân trong gia đình cô dâu tặng quà mừng, có khi có đôi lời gửi gắm, dặn dò.
Khi mời rượu, người rót rượu là chàng phù rể (nên nói chung, phù rể rất quan trọng, cần phải tuyển người nhã nhặn, điềm đạm, có kinh nghiệm làm phù rể vài ba lần càng tốt). Cô dâu – chú rể làm động tác xé cau, xếp trầu cho đúng phong tục. Tiếp đó là mời 2 người chủ hôn trước, rồi đến ông bà, cha mẹ.
Ngày xưa nhà gái sẽ tổ chức phần tiệc ăn uống, nhưng ngày nay thì phần này giản lược đi với bánh, trái cây và trà nước. Vì thường đón dâu đều được “coi giờ lành” nên cần có lễ rước ngắn gọn ở nhà gái để còn kịp thời gian rước dâu về làm lễ ở nhà trai. Sau khi thắp hương khấn tổ tiên, cô dâu - chú rể được người thân trao quà chúc phúc.
Hay còn gọi là lại quả. Nhà gái sẽ trả lại mâm quả (thường là còn 1/2) cho nhà trai. Khi xếp mâm quả để trả, nếu là quả có nắp đậy thì lật ngược nắp lên, nếu là quả phủ khăn thì lật 1/2 khăn lên. Cũng có thêm một thủ tục nữa là lì xì cho đội bưng quả, vừa để cảm ơn, vừa để mọi người cùng vui, mang đến may mắn cho đám cưới.
Mẹ chồng dắt cô dâu ra xe hoa, chú rể đi theo bên cạnh. Khi đi, cô dâu không được ngoái đầu nhìn lại. Cô dâu cần chọn trước cho mình 1 ng phù dâu (chưa chồng) đi cùng để phụ giúp nhiều thứ khi về đến nhà trai (và đến cả nhà hàng đãi tiệc.
Theo phong tục tập quán là “cha đưa mẹ đón” – tức cha đưa con gái đến nhà trai và mẹ chồng sẽ đón con dâu, thì mẹ ruột không được đi theo, phải ở nhà đóng cửa lại khi mọi người rời khỏi và tuyệt đối không được khóc. Tuy nhiên, ngày nay thì nhiều gia đình đã bỏ luôn phong tục này vì hôn nhân bây giờ không nhất định phải thực hiện như thế, tâm lý của mọi người kể cả cô dâu và cha mẹ cô dâu đều muốn hai đấng sinh thành “đưa mình sang sông” để mọi người đều được chứng kiến thời khắc con gái mình đã chính thức bước sang một trang mới trong cuộc đời. Đoàn rước dâu phải tính số người, thường là đi lẻ về chẵn. Nghĩa là tính làm sao để khi về, CD ở lại bên nhà chồng, thì số người trở về phải là số chẵn. Cô dâu nên lên danh sách số người của nhà gái đi đưa dâu cho chính xác để nhà trai tiện tiếp đón.
Làm lễ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên bên nhà trai, nhận tiền/quà mừng của người nhà, họ hàng bên nhà trai. Mẹ chồng dắt cô dâu vào phòng tân hôn, giới thiệu tổ ấm với bà con cô bác, làm thủ tục trải giường. Giường cưới thường là giường mới, chưa ai nằm lên, mẹ chồng trải giường, có thể nhờ thêm những người họ hàng có con trai và con gái cùng trải giường để “lấy hên” cho cô dâu chú rể sau này cũng có đủ nếp đủ te như vậy.
Nhiều gia đình đãi tiệc ngay sau khi rước dâu nên cô dâu chú rể và cha mẹ hai bên phải tiếp đón và đi chào bàn. Với những gia đình chọn đãi tiệc vào buổi tối thì sau lễ rước dâu về nhà trai, cô dâu – chú rể được nghỉ ngơi một chút, chuẩn bị cho bữa tiệc cưới vào buồi tối.
bài liên quan
Tổ chức nghi thức lễ gia tiên Công giáo tại nhà trai hay nhà gái tùy thuộc vào việc cả hai bên gia đình đều theo đạo Công giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới của người Công giáo. Sự khác biệt của nghi thức lễ gia tiên Công giáo so với các tín ngưỡng khác là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng Cưới Hỏi Việt Nam khám phá nhé!
Tiệc sau đám cưới - After Party đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến và nhiều người mong đợi trong tổ chức tiệc cưới tại Việt Nam vài năm gần đây. Chính vì lẽ đó mà tiệc After-Party ngày càng được nhiều cặp đôi lựa chọn, đặc biệt là các cặp đôi yêu thích phong cách mới lạ, trẻ trung và sành điệu.
Tung hoa cưới là một trong những nghi thức ý nghĩa được nhiều cô gái độc thân mong chờ khi kết thúc tiệc cưới. Bạn đang muốn tìm ý tưởng khác biệt cho việc tung hoa cưới truyền thống? Đây là 6 ý tưởng tung hoa cưới phá cách dành cho bạn.
Ngoài những nghi thức lễ cưới Việt được biết đến như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ cưới…thì một nghi lễ được nhiều bạn trẻ ngày nay biết đến đó là lễ báo hỷ hay còn gọi tiệc báo hỷ. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về nghi thức này hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về tiệc báo hỷ.
Khoảnh khắc cô dâu bước vào Lễ đường luôn là một trong những nghi thức cưới không chỉ chú rể mà tất cả quan khách đều mong chờ. Vậy ai sẽ là người đặc biệt cùng cô dâu tiến bước vào lễ đường? Hãy cùng Cưới hỏi Việt Nam giải đáp thắc mắc này ngay dưới đây.