Tiền Anh, Tiền Em, Tiền Chúng Ta

16/01/13

Thuở yêu nhau, chuyện tiền bạc đôi khi có thể “chín bỏ làm mười”. Lúc lấy nhau về, nếu không khéo chi tiêu và cân đối tài chính, tiền bạc cũng rất dễ làm cho đôi lứa mâu thuẫn không thể hóa giải. Những chia sẻ sau sẽ góp thêm những ý kiến đóng góp vào câu chuyện muôn thuở Tiền Anh – Tiền Em – Tiền Chúng Ta này.

Tiền anh, tiền em, tiền chúng ta

Phân chia nhiệm vụ đóng góp

Một khi đã quyết định cùng nhau “góp gạo thổi cơm chung” thì cả hai vợ chồng cũng nên ngồi lại với nhau để phân công ai sẽ lo tiền gạo và ai sẽ lo phí gas hoặc điện nước để cùng thổi gạo nên nồi cơm chung ấy. Các chi phí có thể dự đoán trước thật ra cũng không quá nhiều và quanh đi quẩn lại cũng chỉ ở những mục điện, nước, thực phẩm,… Tuỳ theo thu nhập của mỗi gia đình mà mức “góp” và “thổi” này sẽ linh hoạt được phân chia, không nhất thiết lúc nào cũng phải “ăn đồng chia đủ” một cách sòng phẳng đến lạnh lùng.
 
tien anh tien em tien chung ta, quan ly chi tieu, cuoc song vo chong, quan he vo chong, cuoi hoi, anh cuoi, album cuoi, hinh cuoi dep

Chị Thanh Nga (kế toán, Quận 1, TP.HCM) chia sẻ “Vợ chồng mình thu nhập cũng tương đối ngang nhau nhưng ông xã luôn chủ động là người đóng góp phần hơn vào những chi tiêu hàng tháng của gia đình. Anh ấy ý thức được vai trò là trụ cột trong nhà nên cứ đến cuối tháng là nộp gần hết lương cho mình thu vén các khoản chi còn lại.” Hay như chị Ngọc Tuyền (nhân viên văn phòng, Quận 8, TP.HCM) cho biết, “Vợ chồng tôi lại phân công nhiệm vụ chi tiêu theo kiểu tôi sẽ chịu trách nhiệm đối với các khoản chi lặt vặt trong nhà như cơm nước, bếp núc,… còn ảnh thì lo những khoản lớn như tiền học cho con, chi phí sửa nhà,…” Dù cho vợ chồng bạn chọn kiểu phân công chi tiêu nào thì cũng đều nên dựa trên nguyên tắc “Thoả thuận phân minh, thực hiện dứt khoát” nhé!
Lập quỹ chung
Ngoài những khoản phải chi cố định và có thể trù liệu trước, chúng ta không ai có thể tránh khỏi những khoản chi bất ngờ như cúng giỗ, lễ hỏi, tiệc tùng,… Để tránh những sự hục hặc tiền bạc không đáng có do những khoản phải chi từ “trên trời rơi xuống” này, hai vợ chồng nên thống nhất trích một khoản nho nhỏ tuỳ theo thu nhập của mình để lập nên một quỹ chung cho những việc ngoài dự tính như thế này. Đó có thể là 10-20% thu nhập, và không nhất thiết phải là những khoản dự trữ lớn ngay lập tức. Tốt nhất, hai bạn nên nắm tay nhau cùng là những “chú kiến hạnh phúc” chăm chỉ “tha lâu” để làm “đầy tổ ấm hạnh phúc” của mình.

Trúc Mai (tiếp tân, Đống Đa, Hà Nội) thật tình “Lúc mới cưới, hai đứa vẫn rất vô tư vô lo chẳng lập quỹ chung gì cả. Đến một hôm, hệ thống điện trong nhà hư hỏng nặng cần thay mới hoàn toàn thì cả hai hơi hoảng vì trước giờ chưa có khoản để dành nào đáng kể. Lần đó may mà bố mẹ chồng cho vay để sửa. Sau lần đó, hai đứa rút kinh nghiệm và mỗi tháng dù ít dù nhiều cũng cố gắng bỏ ống heo. Giờ thì con heo chung của hai vợ chồng cũng hơi mũm mĩm để chuẩn bị đón bé yêu sắp chào đờ
Công khai quỹ riêng
Đây là một vấn đề nhạy cảm nhưng nhiều cặp vợ chồng hiện nay cũng đã đang áp dụng một cách công khai và “hoà bình”. So với cách một bên đưa hết lương cho bên còn lại thì những quỹ riêng của mỗi người này sẽ giúp tránh khỏi những tình huống tế nhị như “Anh cần tiền để đi nhậu với đứa bạn lâu ngày không gặp” hoặc “Em muốn trích ít tiền gửi qua cho ba mẹ bên nhà”. Khi đã có một khoản để chi tiêu riêng cho nhu cầu cá nhân, mỗi người sẽ cảm thấy thoải mái hơn và tự chủ hơn trong các khoản chi tiêu cá nhân.

Chị Linh Lan (thủ thư, Cần Thơ) rất hài lòng về quỹ riêng của mình và chồng “Ban đầu khi để cho chồng có quỹ riêng, thú thật là mình cũng không thoải mái lắm. Cho đến khi mình cần mua tặng người bạn thân đi đoàn tụ cùng gia đình ở nước ngoài một món quà tương đối đắt tiền thì mình mới thấy sự tiện lợi và giá trị của quỹ riêng. Nếu mình có nhu cầu chi xài riêng như vậy thì chắc anh ấy cũng thế. Từ đó, cả hai đều vui vẻ đồng ý để người kia có khoản tiền túi riêng, miễn là quỹ chung vẫn được đảm bảo là được.”
 
tien anh tien em tien chung ta, quan ly chi tieu, cuoc song vo chong, quan he vo chong, cuoi hoi, anh cuoi, album cuoi, hinh cuoi dep
Các khoản chi dù nhiều, nhưng sự thuận vợ thuận chồng của
hai bạn trong phân chia nhiệm vụ chi tiêu còn phải nhiều hơn thế, bạn nhé!
Ai nên nắm “tay hòm” quỹ chung?
Sẽ không thể có câu trả lời dứt khoát vợ hay chồng nên là thủ quỹ của gia đình. Hai vợ chồng nên bàn bạc và thống nhất về người giữ quỹ chung. Người đó nên là người có kinh nghiệm trong quản lý tài chính cũng như có tính quán xuyến và thu vén gia đình. Mỗi khoản chi ngoài dự đoán ban đầu đều phải đạt được sự đồng thuận của cả “thủ quỹ” và “quỹ viên” về số tiền và mục đích sử dụng. Đặc biệt, người nắm tay hòm chìa khoá tuyệt đối không nên để xảy ra tình trạng “chi trước báo sau” hoặc hạn chế “vượt chi bất đắc dĩ”.

Tiền bạc luôn là vấn đề tế nhị. Hai bạn cần hết sức khéo léo để đừng bao giờ xảy ra những trận cãi vã về điệp khúc “Tiền anh, tiền em, tiền chúng ta”. Nếu có điệp khúc nào ngân vang thì đó chỉ nên là “Tình anh, tình em, tình chúng ta” thôi nha bạn!

- - - - - - - - -
Xem thêm:



- - - - - - - - -
www.cuoihoivietnam.com
- Hình ảnh: internet
- Nguồn: sưu tầm
- - - - - - - - -

bài liên quan

19/08/19

Gia Đình Không Còn Hạnh Phúc Khi Không Có "Chuyện Ấy"

Nếu như trước đây, anh chị “gặp nhau” 4 lần mỗi tuần thì hiện là con số 0 tròn trĩnh.

15/08/19

Cô Dâu Khóc Cạn Nước Mắt Đêm Tân Hôn Vì Hành Động Của Nhà Chồng

Khi tiệc vừa tàn, nhà gái ra về, tôi còn chưa kịp thay áo cưới thì cả nhà chồng kéo lên phòng tân hôn đòi mang thùng tiền mừng về kiểm.

15/08/19

Mẹ Chồng Cho Đất Xây Nhà Nhưng Với Điều Kiện Khó Con Dâu Nào Có Thể Chấp Nhận

Mẹ chồng sẽ cắt đất cho chúng tôi nhưng chỉ chồng tôi đứng tên sổ đỏ, tôi không có tên và vợ chồng tôi phải viết giấy ghi rõ đã vay của mẹ chồng năm trăm triệu đồng dù không lấy tiền.

14/08/19

8 Bí Quyết Để Được Mẹ Chồng Thương Như Con

Dù chỉ là những việc bình thường như rửa chén, nhặt rau, lau dọn bàn ghế…, bạn cũng được đánh giá là người giàu trách nhiệm, được lòng mẹ chồng và cả họ hàng nhà chồng.

27/09/18

Làm Gì Khi Chồng Sắp Cưới Từng Có Người Yêu Cũ

Bạn cần chắc chắn rằng chồng sắp cưới đã kết thúc mối quan hệ tình cảm với người yêu cũ. Nếu bạn không muốn hỏi chồng về điều này, hãy lặng lẽ điều tra. Việc tìm hiểu cảm xúc của anh ấy khi đến với bạn là điều quan trọng. Điều này giúp bạn nhìn rõ tình trạng mối quan hệ của cả hai và giúp bạn lường trước những vấn đề sẽ xảy đến khi mối tình của cả hai gặp trục trặc.

04/09/18

Có Nên Mời Người Yêu Cũ Đến Dự Đám Cưới

Nếu bạn vẫn giữ mối quan hệ tốt với người yêu cũ (trò chuyện thoải mái với tư cách là bạn bè) thì bạn có thể mời tình cũ đến dự đám cưới. Xét cho cùng, họ đã góp mặt trong quá khứ của bạn và tạo nên bạn của ngày hôm nay.

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

Yêu Cầu Báo Giá

close popup

Xác Nhận Yêu Cầu Báo Giá

Yêu cầu báo giá của bạn đã được gửi thành công đến

Chân thành cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Cưới Hỏi Việt Nam. Thông tin yêu cầu của bạn sẽ được liên hệ tư vấn riêng cho bạn trong thời gian sớm nhất.