Tài Chính Giữa Mẹ Chồng Nàng Dâu

27/02/15

Bạn nên trao đổi thẳng thắng về các khoản đóng góp ngay từ đâu. Tuy nhiên, lựa cách khéo léo để không mất lòng các cụ.

Tài Chính Giữa Mẹ Chồng Nàng Dâu

Ở chung: Bao nhiêu thì đủ?

Cưới nhau được gần ba tháng, ở chung với bố mẹ chồng, cho đến giờ Hoài vẫn băn khoăn với chồng chuyện tiền nong mỗi tháng nên đưa cho mẹ bao nhiêu thì đủ. Lương hai vợ chồng cộng lại mỗi tháng chẵn 15 triệu, Hoài đưa mẹ chồng 5 triệu, vừa tiền ăn tối, tiền điện nước… “Lương thì có thế, nếu góp nhiều thì không còn gì để tiêu. Nhưng nếu góp ít thì cũng chả bõ bèn gì”.

Từ ngày bão giá leo thang, thấy mẹ chồng chật vật với chuyện chợ búa cơm nước, Hoài bàn với chồng “hay là mình đưa thêm”. Nhưng anh hỏi lại “Thế còn tiền tiêu, tiền tiết kiệm, tiền dành dụm lo cho con sau này, tiền phụ cậu út học Đại học?”, Hoài chẳng biết nói gì. Chỉ thấy mẹ chồng gần đây không được vui, hay cáu bẳn. Cụ thường than vãn trong bữa cơm: “Đấy, giá cả ngày càng đắt đỏ. Thịt rau cứ tăng ầm ầm mà tiền chợ vẫn có chừng ấy”. Hoài nghe cũng sốt ruột, tối đến lấy giấy ghi ghi tính tính các khoản xem có thể đưa thêm cho mẹ một chút nữa không.

tai chinh giua me chong nang dau, chuyen me chong nang dau

Mang tiếng ky bo vì không giao nộp tiền lương

“Mình bị stress nặng về vấn đề tiền nong từ khi lấy chồng và sống cùng nhà chồng. Trước kia mình là đứa không quan tâm, suy nghĩ về tiền bạc, nhưng từ khi về làm dâu, mấy chữ ‘tiền, tiền, tiền’ luôn thường trực trong đầu”, cô dâu mới Thanh Nga than ngắn thở dài. Ngay buổi tối đầu tiên, sau khi đếm phong bì, mẹ chồng đã nói với vợ chồng Nga: “Giờ Phong lấy vợ rồi nhưng mẹ vẫn giữ lương của con như trước, vì đằng nào con cũng đóng tiền ăn uống sinh hoạt của hai đứa. Bố mẹ đã nghỉ hưu, các em mới đi làm nên con phải đóng nhỉnh hơn. Lương của Nga thì tùy, đưa mẹ giữ cũng được mà con giữ cũng được”.

Nga không đưa lương cho mẹ chồng giữ, vì biết nếu thế sẽ biến mình thành kẻ ăn bám. Thế là chi tiêu của cả hai vợ chồng đều dựa vào lương của Nga. Có khi mẹ hay sai Nga đi mua thứ này thứ khác hoặc gặp lúc thu tiền điện, tiền nước… mẹ nhờ đóng hộ mà chẳng khi nào trả lại. Cái cảnh trớ trêu ấy dẫn đến cuối tháng chưa lĩnh lương thì cả vợ lẫn chồng đều nhẵn ví. Có khi chồng xin tiền mẹ thì bị nói bóng gió là vợ giữ tiền riêng mà chồng phải ngửa tay xin tiền mẹ.

Mẹ chồng tiết kiệm, con dâu hoang

Lúc trước khi chưa lấy Hoàng, Lan được mẹ chồng tương lai rất quý, bà hay khoe với hàng xóm láng giềng “tính nó thoáng, biết quan tâm đến mọi người”. Nhưng sau khi cưới, ở chung với gia đình chồng chỉ hai tháng, Lan thấy thái độ mẹ chồng dành cho mình khác trước rất nhiều. Hàng tháng vợ chồng Lan đưa cho mẹ một số tiền, gọi là đóng góp với gia đình. Cụ có thói quen tiết kiệm, bữa ăn thường chỉ quanh đi quẩn lại đậu phụ, thịt kho, trứng rán… Mỗi khi cuối tuần, Lan muốn cải thiện bằng những món lạ miệng hơi đắt một chút thì mẹ chồng tỏ ra khó chịu. Nhìn đĩa trứng cá muối trên bàn ăn, Lan thở dài vì mẹ nhất định không đụng đũa vào “món xa xỉ” ấy.

Tình cảnh của Lan khá phổ biến, khi các bà mẹ đã trải qua thời kỳ kinh tế khó khăn nên quen tằn tiện, còn các cô dâu lại lớn lên trong thời đại tiêu dùng nên không quen kham khổ.

Mách bạn: Bạn nên trao đổi thẳng thắng về các khoản đóng góp ngay từ đâu. Tuy nhiên, lựa cách khéo léo để không mất lòng các cụ. Trong hoàn cảnh này, tốt nhất bạn không nên ra mặt mà hãy “lôi” chồng vào vai trò trung gian “thay lời muốn nói” để có những thỏa thuận hợp lý nhất.

bài liên quan

19/08/19

Gia Đình Không Còn Hạnh Phúc Khi Không Có "Chuyện Ấy"

Nếu như trước đây, anh chị “gặp nhau” 4 lần mỗi tuần thì hiện là con số 0 tròn trĩnh.

15/08/19

Cô Dâu Khóc Cạn Nước Mắt Đêm Tân Hôn Vì Hành Động Của Nhà Chồng

Khi tiệc vừa tàn, nhà gái ra về, tôi còn chưa kịp thay áo cưới thì cả nhà chồng kéo lên phòng tân hôn đòi mang thùng tiền mừng về kiểm.

15/08/19

Mẹ Chồng Cho Đất Xây Nhà Nhưng Với Điều Kiện Khó Con Dâu Nào Có Thể Chấp Nhận

Mẹ chồng sẽ cắt đất cho chúng tôi nhưng chỉ chồng tôi đứng tên sổ đỏ, tôi không có tên và vợ chồng tôi phải viết giấy ghi rõ đã vay của mẹ chồng năm trăm triệu đồng dù không lấy tiền.

14/08/19

8 Bí Quyết Để Được Mẹ Chồng Thương Như Con

Dù chỉ là những việc bình thường như rửa chén, nhặt rau, lau dọn bàn ghế…, bạn cũng được đánh giá là người giàu trách nhiệm, được lòng mẹ chồng và cả họ hàng nhà chồng.

27/09/18

Làm Gì Khi Chồng Sắp Cưới Từng Có Người Yêu Cũ

Bạn cần chắc chắn rằng chồng sắp cưới đã kết thúc mối quan hệ tình cảm với người yêu cũ. Nếu bạn không muốn hỏi chồng về điều này, hãy lặng lẽ điều tra. Việc tìm hiểu cảm xúc của anh ấy khi đến với bạn là điều quan trọng. Điều này giúp bạn nhìn rõ tình trạng mối quan hệ của cả hai và giúp bạn lường trước những vấn đề sẽ xảy đến khi mối tình của cả hai gặp trục trặc.

04/09/18

Có Nên Mời Người Yêu Cũ Đến Dự Đám Cưới

Nếu bạn vẫn giữ mối quan hệ tốt với người yêu cũ (trò chuyện thoải mái với tư cách là bạn bè) thì bạn có thể mời tình cũ đến dự đám cưới. Xét cho cùng, họ đã góp mặt trong quá khứ của bạn và tạo nên bạn của ngày hôm nay.

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

Yêu Cầu Báo Giá

close popup

Xác Nhận Yêu Cầu Báo Giá

Yêu cầu báo giá của bạn đã được gửi thành công đến

Chân thành cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Cưới Hỏi Việt Nam. Thông tin yêu cầu của bạn sẽ được liên hệ tư vấn riêng cho bạn trong thời gian sớm nhất.