Quản Lý Tài Chính Trong Hôn Nhân
Người ta thường nói tiền không thể mua được tình yêu, nhưng không thấy ai nói đến việc vấn đề tiền bạc có thể đánh đổi cả cuộc hôn nhân của bạn. Tình yêu có thể làm cho bạn bay bổng, làm bạn có cảm giác mình tự do bay bổng như một chú chim. Nhưng trong khi “yêu là không cần tính toán” thì rủi thay, cuộc sống lại có rất nhiều điều phải toan tính.Nếu không có sự thẳng thắn ngay từ đầu, vợ chồng rất dễ nảy sinh mâu thuẫn
Không cần phải nói đâu xa, có vô số các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiền bạc là nguyên nhân cãi nhau số 1 của các cặp đôi. Ngoài ra trong thực tế, phần lớn các cuộc ly hôn xảy ra gần đây là do không giải quyết được những mâu thuẫn xung quanh xấp chi phiếu.
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề tài chính là sự không hòa hợp về các giá trị sống. Vì vậy, trong khi bạn nghĩ các bạn đang cãi nhau vì khoản vay trả góp của chiếc xe thể thao đời mới của chàng, hay về đôi giày hàng hiệu nàng mới mua thì thật ra các bạn đang bất đồng về hệ giá trị - những gì bạn xem là quan trọng.
Khi người ta yêu nhau, việc kiếm tiền cực khổ là điều cuối cùng người ta quan tâm đến. Tài khoản chung hay các khoản đầu tư cá nhân không phải là liều thuốc kích thích hữu hiệu – do đó chúng không có cơ hội xuất hiện trong phòng ngủ. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ, sự thảo luận và lên kế hoạch cụ thể - khả năng hai bạn gặp nhau ở tòa án ly hôn là rất cao.
Hãy nhìn vào hai cuộc ly hôn của các cặp vợ chồng ngôi sao. Reese Witherspoon và Ryan Phillipe ly hôn năm 2005. Họ phải chia đôi tài sản trong khi vào thời điểm đó, Reese kiếm được nhiều gấp 10 lần hơn Ryan. Trong khi đó, Sandra Bullock không phải trả cho anh chồng lừa dối Jesse James một xu nào nhờ vào hợp đồng tiền hôn nhân họ đã ký từ trước.
Nếu bạn có tài sản nào cần bảo toàn trước nguy cơ ly hôn, hợp đồng tiền hôn nhân là một lực chọn đúng đắn mặc dù chúng ta thường hay lãng tránh chủ đề này. Về mặt tình cảm, thật không hay khi thảo một bản hợp đồng và chỉ ra cái gì là của anh, cái gì là của tôi trong trường hợp xảy ra ly hôn. Tuy nhiên chúng ta đều biết tình cảm không phải lúc nào cũng dẫn đến quyết định sáng suốt.
Dưới đây là 5 sai lầm thường gặp và cách để giải quyết.
1. Tài chính kết hợp
Sai: Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ
Đúng: Tiền anh, tiền em, tiền của chúng ta
Bạn có cần phải gom tất cả những gì hai bạn kiếm được vào một tài khoản chung? Hay hai bạn nên duy trì tài khoản riêng và mở thêm một tài khoản chung để chi phí cho sinh hoạt gia đình?
Nghiên cứu của tạp chí Smart Money ghi nhận phần lớn các cặp vợ chồng (64%) bỏ tất cả tiền vào tài khoản chung, trong khi 14% giữ tiền riêng và 18% có cả tài khoản chung và tài khoản riêng. Các cặp vợ chồng nên thử tất cả các cách quản lý tiền nong trên để tìm ra cách nào là phù hợp nhất với họ”, theo lời của Ginita Wall, CFP và là người đồng sáng lập Viện Giáo Dục Tài Chánh dành cho phụ nữ.
2. Xử lý các món nợ Sai: Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ
Đúng: Nợ là của chung, chúng ta phải cùng nhau giải quyết nó
Trong tất cả những vần đề về tiền nong gây ra cãi nhau thì nợ là nguyên nhân đứng đầu (37% - số liệu từ nghiên cứu của tạp chí Smart Money). Các cặp đôi này thường bất đồng trong vấn đề nợ bao nhiêu thì là quá nhiều và như thế nào thì là nợ xấu. Vấn đề tồi tệ hơn: một trong hai bạn trước khi cưới đã mắc những món nợ gấp nhiều lần người kia.
Trong tình huống như vậy thì phải làm sao? Dù muốn hay không, một khi bạn đã lập gia đình, nợ của người này cũng là nợ của người kia dẫu biết là về mặt luật pháp, bạn không liên quan gì đến tài khoản của người kia trước khi kết hôn và cả những khoản nợ không đứng tên cả hai vợ chồng. Nếu bạn muốn không dính líu thì hãy giữ tình trạng tài chính độc lập.
Đối với những cặp đôi sắp cưới, họ nên nghĩ đến vấn đề ký hợp đồng tiền hôn nhân để chắc chắn tài sản mình tạo lập trước khi cưới sẽ an toàn trước các chủ nợ của người bạn đời. Đối với các cặp đôi đã cưới, hãy lên kế hoạch trả nợ sàng nhanh càng tốt, đừng trì hoãn.
3. Quản lý chi tiêu Sai: Một người tiết kiệm còn người kia thì phung phí.
Đúng: Cả hai cùng xài, nhưng theo cách khác nhau. Hãy cùng quản lý chi tiêu.
Chồng bạn luôn chỉ trích bạn tiêu xài quá nhiều. Bỗng một ngày kia chàng hào hứng khoe với bạn chiếc TV màn hình phẳng đời mới nhất. Còn bạn thì hoàn toàn không hài lòng. Tình huống này nghe quen không?
Chi tiêu là nguyên nhân lớn thứ hai gây ra bất đồng của các cặp vợ chồng. Thông thường thì một người sẽ bị gắn cái mác “kẻ tiêu xài hoang phí” và bị đỗ lỡi rút sạch tiền trong tài khoản.
Tuy nhiên sự thật không phải như vậy. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chi tiêu của cả hai giới là ngang nhau, họ chỉ tiêu tiền vào những việc khác nhau. Phụ nữ thường dùng tiền vào các chi tiêu hàng ngày của gia đình như thức ăn, hóa đơn hàng tháng, quần áo cho cả nhà – trong khi đàn ông chi tiêu vào các khoản TV, xe hơn, máy vi tính. Nếu bạn thống kê số tiền, bạn sẽ thấy các bạn chi tiêu ngang nhau. Nhưng bởi vì hai bạn dùng tiền vào những việc khác nhau nên dẫn đến nhận thức khác nhau.
Giải quyết vấn đề này bằng cách nhận thức rõ vấn đề là cả hai đều đang chi tiêu trong một ngân sách hạn hẹp. Vì vậy cần phải ngồi lại và quyết định các bạn sẽ chi cụ thể bao nhiêu tiền cho duy trì cuộc sống hàng ngày và bao nhiêu dành cho những món chi tiêu lớn khác.
4. Đầu tư khôn ngoan Sai: Anh là người thích mạo hiểm còn em thì không. Hãy giao hết tiền cho anh
Đúng: Suy nghĩ thật kỹ về kết quả đạt được và quyết định mạo hiểm tương xúng với kết quả đó
Smart Money chỉ ra rằng trong vấn đề đầu tư thì người chồng thường tích đầu tư mạo hiểm hơn người vợ (62% vs 19%). Tuy nhiên tranh cãi về đầu tư dựa trên việc thích hay không thích rủi ro mạo hiểm không phải là điều tốt. Tốt hơn hai bạn nên nói chuyên về mục tiêu và khoảng thời gian đạt được mục tiêu. Bạn hoàn toàn có thể là một kẻ sợ rủi ro với món tiền bạn cần dùng cho sang năm, nhưng đồng thời là mọt người cực thích rủi ro với số tiền dự định dùng để nghỉ hưu. Nếu không giả quyết được vấn đề, hãy tìm lời khuyên từ người môi giới hoặc chuyên gia kế hoạch tài chính.
Bất kể bạn lựa chọn đầu tư như thế nào, hãy cùng nhau xem xét công việc ít nhất 1 năm một lần và bảo đảm rằng vốn đầu tư vẫn trong tình trạng cân bằng. Hai bạn cũng có thể đầu tư riêng. Hãy để chồng bạn mạo hiểm với một phần tiền nào đó, chứ không phải là tất cả số tiền hai bạn có.
5. Bí mật tài chính
Sai: Sẽ không sao nếu anh ấy/cô ấy không biết
Đúng: Bí mật to lớn sẽ giết chết hôn nhân của hai bạn
Người vợ phát hiện ra chồng mình vừa làm mất một số tiền lớn vào các phi vụ làm ăn của anh ấy. Nhưng vấn đề là cô ấy không hề biết gì về việc kinh doanh này. Và nó đẩy họ vào tình trạng tồi tệ. Anh ấy là người chín chắn, là một bác sĩ giỏi, một người cha tuyệt vời nhưng anh ấy còn là một tay may rủi thực thụ - chính điều này đẩy hôn nhân của họ vào khủng hoảng.
Bạn có ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết các cặp vợ chồng đều có bí mật về tiền bac? Trong khi kinh doanh riêng hay chơi cờ bạc không phổ biến lắm thì lại có khoảng 36% đàn ông và 40% phụ nữ thú nhận đã từng nói dối người bạn đời về giá trị thật của món hàng họ mua. Đó là bí mật phổ biến nhất.
Nó có phải là vấn đề quan trọng không? Tùy thuộc vào cách bạn xử lý nó. Hầu hết mọi người cũng thường tự lừa dối mình về những gì họ đang ăn uống, tiêu xài.
Hãy đối mặt với nó. Nếu vợ bạn tích góp 100 đôla để mua chiếc khăn choàng Givenchy mà cô ấy nói chỉ 30 đôla, điều đó có thể hiểu được. Nhưng nếu người kiap hung phí hàng nghìn đôla thì đã đến lúc họ cần sự giúp đỡ của chuyên gia tài chính gia đình.
- - - - - - - - -
Xem thêm:
- - - - - - - - -
www.cuoihoivietnam.com
- Hình ảnh: internet
- Nguồn: Womane\'s day
- - - - - - - - -