Những Sự Cố Cười Ra Nước Mắt Của Nàng Dâu Mới Lần Đầu Cúng Táo Quân

19/01/17

Thông thường, người phụ nữ trong gia đình sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị đồ lễ nên từ đó cũng có nhiều chuyện \"dở khóc dở cười\" với những nàng dâu thiếu kinh nghiệm.

Theo truyền thống của người Việt, cứ đến ngày 22-23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình đều tất bật sửa soạn lễ cúng ông Công ông Táo. Tùy theo điều kiện của từng nhà mà có thể làm mâm lễ mặn hay ngọt nhưng mọi thủ tục cần hoàn tất trước 12h ngày 23. Thông thường, người phụ nữ trong gia đình sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị đồ lễ nên từ đó cũng có nhiều chuyện "dở khóc dở cười" với những nàng dâu thiếu kinh nghiệm.

Yêu cầu được giấu tên khi chia sẻ câu chuyện của mình trên báo, chị Thu Vân (*) ở phố Hàm Long, Hà Nội, vẫn giữ kín một bí mật suốt 3 năm nay về lần đầu tiên làm lễ cúng ông Táo ở nhà chồng. Chị kể, năm đó, gần ngày 23, mẹ chồng của chị bị sốt xuất huyết và nằm viện cả tuần nên tự nhiên mọi việc cúng lễ đều được giao cho Vân vì ông xã của chị là con một.

"Mình chân ướt chân ráo về nhà, còn chưa hiểu hết được thói quen tập tục của gia đình nhà chồng; hơn nữa, 24 năm ở với bố mẹ đẻ cũng chẳng phải động chân động tay vào việc gì, cứ ăn rồi học thôi. Thế nên, khi mẹ chồng trong viện gọi điện cho mình vào chiều tối ngày 21 tháng Chạp và bảo: \'Tết năm nay nhờ cả vào con vậy\' là mình hoảng loạn luôn rồi", Thu Vân chia sẻ.
chuyện nàng dâu cúng ông táo cười ra nước mắt
Việc đầu tiên chị nghĩ đến sau khi được giao nhiệm vụ là "gọi điện thoại cho người thân", nhờ mẹ đẻ trợ giúp. Vì không biết chút gì về cúng lễ nên Thu Vân hỏi han mẹ mình tỉ mỉ từ việc làm bao nhiêu món, chuẩn bị đồ lễ gồm những gì, mua cá chép thật hay dùng cá giấy, thời gian cúng khi nào... Tuy nhiên, chị lại không hỏi một chi tiết là: "Đặt mâm cúng ông Táo ở đâu?". Chị lý giải: "Ngày trước, mình đã đọc câu chuyện về ông bà Táo, biết chắc chắn đó là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên yên chí đặt mâm cỗ và lễ vật cúng ở trong bếp. Ông xã mình khi về thắp hương cứ nói: \'Anh thấy hình như có gì không đúng!\', nhưng mình gạt phắt đi: \'Không, em hỏi mẹ em rồi, chuẩn lắm\'. Thế là hai vợ chồng xì xụp khấn vái rồi đem cá ra hồ cạnh nhà thả".

Ba hôm sau, mẹ chồng chị xuất viện về nhà. Thương con dâu mới về nhà đã phải lo đủ chuyện, mẹ chồng gọi chị Vân xuống phòng nói chuyện. Bà bảo: "Mẹ cứ áy náy mãi vì đáng ra năm nay là năm đầu tiên, mẹ phải hướng dẫn con việc nội trợ trong nhà, nhưng thấy con lo được chu toàn vậy, mẹ cũng yên tâm. Mẹ vừa lên phòng thờ, thấy hương con thắp hôm 23 quăn tít, chắc năm nay nhà mình được nhiều lộc rồi, không ai bị ốm như mẹ nữa...". Bà còn nói thêm nhiều điều nữa nhưng chị Vân bảo, chỉ nghe tới "phòng thờ", "hôm 23" là tai chị "ù đi" vì biết mình đã làm sai. Bà mới ra viện, chị lại không muốn kể về chuyện đã qua vì sợ mẹ chồng lo lắng. Chị chỉ dám chia sẻ điều này cho mẹ đẻ của mình và được giải thích lại rằng: Ông Công ông Táo là các vị thần linh nên đều được cúng trên ban thờ. Bếp là nơi đun nấu, không sạch sẽ nên không bao giờ được chọn làm nơi cúng lễ.

Cùng cảnh ngộ như Thu Vân là Lan Anh ở phố Lò Đúc, Hà Nội. Tuy nhiên, bà mẹ trẻ này lại nhìn nhận về sự cố ngày 23 tháng Chạp của mình một cách khá hài hước. Chia sẻ lại câu chuyện, Lan Anh hy vọng các chị em sẽ không phạm phải sai lầm như mình và "nếu không trực tiếp cùng gia đình chuẩn bị Lễ tết thì hãy chịu khó quan sát cách bố mẹ đẻ làm để tránh chuyện đã rồi".

Sau đám cưới, Lan Anh và chồng được bố mẹ tạo điều kiện cho ra ở riêng. Có bầu trước rồi sinh con ngay nhưng vì nghỉ hẳn công việc ở nhà nên Lan Anh tự xoay xở mọi việc mà không cần thuê giúp việc. Ông bà nội, ngoại đều làm kinh doanh nên gần Tết lại càng bận rộn. "Nếu có điều gì không biết, mình gọi điện hỏi mẹ đẻ, mẹ chồng, chứ chẳng trông mong ông bà sang làm giúp được. Hơn nữa, việc mua sắm bây giờ toàn qua mạng, người ta giao đến tận nhà nên mình không lo lắng lắm", Lan Anh tâm sự.
chuyện nàng dâu cúng ông táo cười ra nước mắt
Một hôm trước ngày 23 tháng Chạp, mẹ chồng của Lan Anh gọi điện hỏi han xem các con chuẩn bị lễ Tết đến đâu rồi. Bà cũng không quên dặn con: "Nhà có trẻ nhỏ, con nhớ cúng thêm một con gà luộc để các ngài phù hộ cho cháu lớn lên mạnh mẽ". Yêu cầu của mẹ chồng không quá khó với cô con dâu hoạt bát, nhanh nhẹn nên hôm sau, Lan Anh đặt hẳn... một con gà mái ở hàng quen cho yên tâm. Hơn nữa, cô nghĩ: "Con mình là con gái, lễ gà mái để sau này con dịu dàng, xinh xắn, chứ cứ tính nết \'hổ vồ\' giống mẹ thì mệt lắm".

Lễ lạt xong xuôi, hôm sau, Lan Anh lên mạng chat với cô bạn thân cũng có con gái 2 tuổi thì mới vỡ lẽ ra là: "Gà luộc phải là loại gà cồ mới tập gáy chứ không phải gà mái như mình nghĩ. Có tục này là do ông bà quan niệm, Táo quân sẽ xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ lớn lên có nghị lực và ý chí mạnh mẽ như con gà cồ".
Sự cố nhớ đời của Lan Anh đã xảy ra cách đây 2 năm, bây giờ, cô con gái của chị cũng đã gần 3 tuổi và hiếu động, nghịch ngợm như bao đứa trẻ trong độ tuổi này. Lan Anh vẫn cười xấu hổ khi nhắc tới "kỷ niệm xưa" nhưng cũng hay nói tếu táo để tự an ủi bản thân là: "Đấy, cúng gà mái tơ mà nó còn nghịch như giặc thế, nếu là gà cồ chắc mình không chịu nổi, suốt ngày chỉ chạy theo con thôi cũng mệt đứt cả hơi".
 
Cúng ông Công ông Táo hay các lễ cúng khác là hoạt động tâm linh trong gia đình Việt. Tuy nhiều người quan niệm không cần cầu kỳ, câu nệ vì đó chỉ "vấn đề đức tin" hay "cứ thành tâm là được" nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu, khi thực hiện đúng những quy định cơ bản thì cũng đồng nghĩa với việc mỗi gia đình đang gìn giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Và khi có niềm tin vào một điều gì đó, mỗi người sẽ tìm thấy động lực để cố gắng nếu gặp khó khăn.

- - - - - - - - -
Xem thêm:

Nguồn: Ngôi Sao

bài liên quan

15/08/19

Tôi Đã Khóc Khi Thấy Vợ Tags Mình Vào Bài Viết Này

Anh có thể đặt điện thoại xuống và ôm em 1 chút được ko? Ở cạnh anh, anh có ôm em đâu, anh toàn ôm điện thoại thôi.

08/02/18

Những Điều Kiêng Kỵ Cần Lưu Ý Trong Ngày Tết

Người Việt quan niệm, những ngày đầu năm mới nếu gặp nhiều điều tốt thì sẽ may mắn cả năm và ngược lại. Xuất phát từ quan niệm đó nên từ xưa trong dân gian có rất nhiều kiêng kỵ trong năm mới. Dưới đây là 30 điều kiêng kỵ trong ngày tết bạn nên biết và tránh nhé!

08/02/18

Gợi Ý Bài Khấn Cúng Tất Niên 30 Âm Lịch

Cúng tất niên cuối năm tại gia được tiến hành vào chiều 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới sắp tới.Đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Gia tiên với mân ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất, tranh ảnh v.v.

18/01/18

Năm Mậu Tuất Những Con Giáp Này Lúc Nào Cũng Có Ví Tiền Rủng Rẻng , Cuộc Sống Thịnh Vượng

Năm Mậu Tuất được coi là thời điểm những con giáp này có ví tiền rủng rẻng, cuộc sống thịnh vượng.

17/01/18

Năm 2018, 3 Con Giáp Này Muốn Gì Được Đó, Quý Nhân Giúp Đỡ Cuộc Sống Viên Mãn

Có thể nói năm 2018 sẽ là năm tốt lành đối với 3 con giáp dưới đây, họ là những con giáp đã từng trải qua nhiều giai đoạn khó khăn và giờ đây đúng là lúc mọi thứ sẽ bước sang trang mới, đặc biệt nhất trong năm nay, 3 con giáp này sẽ gặp được nhiều quý nhân, đem đến cho họ nhiều may mắn, giúp họ làm được điều mình mong muốn. Cùng xem đó là con giáp nào nhé!

18/11/17

Bao Lâu Rồi Anh Không Hôn Vợ Nhỉ ?

Chị lặng lẽ kéo rèm tắt đèn cho con đi ngủ. Hôm nay, như bao hôm khác chị lại nằm phía trong, cu con nằm giữa và phía ngoài là chồng chị. Anh là thế, đi làm về cứ đặt lưng là nằm ngủ khì khì, anh chẳng quan tâm mà cũng chẳng hỏi vợ “em đang nghĩ gì”, “em đang làm gì”,…Đôi khi chị thấy anh dường như đang trở thành một con người hoàn toàn khác vậy.

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tin tại Cưới hỏi Việt Nam

close popup

Yêu Cầu Báo Giá

close popup

Xác Nhận Yêu Cầu Báo Giá

Yêu cầu báo giá của bạn đã được gửi thành công đến

Chân thành cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Cưới Hỏi Việt Nam. Thông tin yêu cầu của bạn sẽ được liên hệ tư vấn riêng cho bạn trong thời gian sớm nhất.