Những lời họ nói có đến chết mình cũng không quên được: “Bố cô đang điều trị bệnh chứ đã chết ngay đâu mà cô cứ cuống lên. Ở nhà nội có mấy ngày Tết rồi cô về với bố mẹ cô cũng được chứ sao mà phải bày trò, nhất định về Tết.
Không nhắc tới thì thôi, mấy ngày hôm nay thấy các anh chị tranh luận kịch liệt vấn đề ăn tết nhà nội nhà ngoại lại làm mình thấy đau lòng.
Từ ngày lấy chồng đến nay cũng ngót nghét 8 năm, tám cái tết lo vẹn toàn cho nhà chồng. Tưởng rằng bao năm trời cố gắng sẽ được chồng thương, cả nể phần nào nên cái tết thứ 9 cũng mon men xin về ăn tết quê ngoại. Ngờ đâu chồng đập thẳng đơn ly hôn vào mặt, thất vọng vô cùng.
Chồng mình quê Thanh Hóa còn mình quê ở Vinh. Nhà chồng mình còn cổ hủ phong kiến nên bó buộc nhiều thứ lắm. Hai vợ chồng đi làm có nhà riêng ở Hà Nội rồi nhưng năm nào bố mẹ chồng cũng yêu cầu phải về quê ăn tết, hóa vàng xong rồi muốn đi đâu thì đi.
Thế là năm nào cũng như năm nào, đến chiều mùng 4, muộn thì sáng mùng 5 mình mới lật đật về quê ngoại 1, 2 ngày với bố mẹ đẻ. Có khi còn chẳng được về vì có năm mùng 6 Tết đã phải đi làm rồi.
Gần Tết cách đây hai năm, vì nhớ con quá mà mẹ mình đổ bệnh. Thương mẹ mình, bố mình muối mặt gọi điện cho thông gia xin phép cho con gái về ăn Tết. Chỉ có vậy mà mẹ chồng mình thì hằn học, bố chồng thì nổi xung lên trình bày luôn quan điểm “Con gái ông bà về làm dâu nhà tôi thì cũng đã là con tôi. Quê tôi trước nay không có ai cho con dâu về nhà ngoại ăn Tết cả. Ông thông cảm, sau Tết tôi sẽ bảo các cháu thu xếp về, không dân làng lại cười vào mặt vợ chồng tôi”.
Nhiều lúc mình trách bản thân bất hiếu vì sinh ra là con gái lại còn lấy chồng xa. Đã vậy lại còn lấy phải gia đình chồng gia trưởng độc đoán. Mới chỉ mở miệng xin về quê ngoại ngày Tết là lại dạy dỗ mình “thuyền theo lái, gái theo chồng”.
Tết năm nào mình cũng thay mẹ chồng lo toan cho cái Tết tươm tất và đón tất niên cùng gia đình chồng, nhưng năm nay thì không.
Cách đây hơn một tháng bố mình đi khám thì phát hiện bệnh ung thư vòm họng. Dù chạy chữa cũng giúp tình trạng bệnh của ông ổn định hơn nhưng bác sĩ cũng nói trước chỉ kéo dài được vài năm và không chắc chắn điều gì.
Bố mẹ chỉ có mình là con, bình thường đã thương ông bà lắm rồi mà nay còn bệnh tật đau yếu. Vì thế, năm nay mình muốn ở quê ngoại để gần gũi, chăm sóc bố.
Hôm trước mình đã mang chuyện này bàn với chồng và cũng gọi điện xin phép bố mẹ chồng. Biết nhà chồng khó tính nhưng mình nghĩ hoàn cảnh như thế, chẳng lẽ bố mẹ chồng và chồng lại không có tình người mà từ chối? Nhưng rồi khi mình nói ra, cả chồng và bố mẹ chồng đều làm ầm ĩ, xơi xơi mắng chửi mình.
Những lời họ nói có đến chết mình cũng không quên được: “Bố cô đang điều trị bệnh chứ đã chết ngay đâu mà cô cứ cuống lên. Ở nhà nội có mấy ngày Tết rồi cô về với bố mẹ cô cũng được chứ sao mà phải bày trò, nhất định về Tết. Nếu cô khẳng định Tết này cô về nhà ngoại mà bố cô khỏi được bệnh, tôi cho cô về ngay. Còn không thì cứ như mọi năm đi, xong vài ba ngày rồi thích đi đâu cũng được. Đừng có nhiễu sự mà bôi tro trát trấu vào mặt gia đình tôi”.
Bố mẹ chồng mình thì chơi nước bài cao hơn, không thèm gọi điện cho mình mà gọi cho thông gia. Lại tiếp tục điệp khúc “dâu nhà tôi…ông bà mong cháu thì để sau tết… nếu không người ta cười cả tôi cả ông bà bên ấy…”. Chưa thuyết phục được chồng thì ngay tối hôm ấy bố mẹ mình gọi điện lên, căn dặn phải làm dâu cho tốt đừng để người ta chê cười, lúc nào thăm bố mẹ cũng được. Nghe bố mẹ nói mà mình chỉ biết rơi nước mắt, thương bố mẹ, hận nhà chồng và càng quyết tâm Tết này phải về ngoại.
Sáng nay nói lại quyết tâm ấy với chồng, anh ấy đập thẳng vào mặt mình tờ đơn ly hôn rồi bảo “Muốn về ngoại ăn Tết phải không? Ký vào rồi đi…”. Mình ức quá giật bút ký đơn rồi đưa con đi học.
Chồng mình nói với theo “Tôi cho cô 4 tiếng buổi sáng để suy nghĩ và thay đổi quyết định, nếu không đơn này sẽ nằm trên tòa án ngay buổi chiều”. Trước khi viết những dòng tâm sự này, mình đã nhắn cho chồng: “Nếu anh không nộp đơn thì để em nộp giúp. Chồng có thể bỏ, chứ nhất quyết em không bỏ bố mẹ Tết này…”.
- - - - - - -
Xem thêm:
bài liên quan
Nếu như trước đây, anh chị “gặp nhau” 4 lần mỗi tuần thì hiện là con số 0 tròn trĩnh.
Khi tiệc vừa tàn, nhà gái ra về, tôi còn chưa kịp thay áo cưới thì cả nhà chồng kéo lên phòng tân hôn đòi mang thùng tiền mừng về kiểm.
Mẹ chồng sẽ cắt đất cho chúng tôi nhưng chỉ chồng tôi đứng tên sổ đỏ, tôi không có tên và vợ chồng tôi phải viết giấy ghi rõ đã vay của mẹ chồng năm trăm triệu đồng dù không lấy tiền.
Dù chỉ là những việc bình thường như rửa chén, nhặt rau, lau dọn bàn ghế…, bạn cũng được đánh giá là người giàu trách nhiệm, được lòng mẹ chồng và cả họ hàng nhà chồng.
Bạn cần chắc chắn rằng chồng sắp cưới đã kết thúc mối quan hệ tình cảm với người yêu cũ. Nếu bạn không muốn hỏi chồng về điều này, hãy lặng lẽ điều tra. Việc tìm hiểu cảm xúc của anh ấy khi đến với bạn là điều quan trọng. Điều này giúp bạn nhìn rõ tình trạng mối quan hệ của cả hai và giúp bạn lường trước những vấn đề sẽ xảy đến khi mối tình của cả hai gặp trục trặc.
Nếu bạn vẫn giữ mối quan hệ tốt với người yêu cũ (trò chuyện thoải mái với tư cách là bạn bè) thì bạn có thể mời tình cũ đến dự đám cưới. Xét cho cùng, họ đã góp mặt trong quá khứ của bạn và tạo nên bạn của ngày hôm nay.