4 năm lấy nhau nhưng vợ tôi chẳng về quê chồng ăn Tết một năm nào. Các Tết sau đó, cô ấy cũng viện ra vô vàn lý do để không phải về quê ăn Tết. Tất cả lý do đều rất hợp lý nên tôi đã gật đầu đồng ý. Tôi về quê một mình và bị họ hàng “ném đá” đủ kiểu. Nhưng đau nhất là câu “Chỉ có thằng ngu mới không dạy được vợ”.
Tôi quê tận Quảng Bình, vợ tôi người Hà Nội. Sau khi lấy nhau, ông bà ngoại hỗ trợ một ít vốn để chúng tôi mua nhà chung cư trả góp.
4 năm lấy nhau nhưng vợ tôi chẳng về quê chồng ăn Tết một năm nào.
Còn nhớ, năm đầu tiên lấy nhau, chúng tôi chưa có con. Gần Tết, tôi nghĩ sẽ cùng vợ về quê, đưa cô ấy đi chơi, giới thiệu với họ hàng, đưa cô ấy đi xem những phong cảnh đẹp của quê nhà… Rất nhiều cảnh tượng đã vẽ ra trước mắt tôi nhưng sự thật không như là mơ.
Đùng một cái, vợ tôi bảo không về quê ăn Tết. Tôi thực sự ngỡ ngàng. Năm đầu tiên lấy nhau, cô ấy lại là dâu mới, sao không về được? Dù nhà xa đến mấy cũng phải cố gắng về nhà chồng sum vầy chứ.
Với lại, tôi là anh cả trong gia đình, bố mẹ tôi mong chờ biết bao. Đi làm xa nhà cả năm, có mỗi dịp Tết để bố mẹ gặp gỡ con cái, thế mà cô ấy nói không về với lý do không muốn bố mẹ ăn Tết một mình.
Nhà vợ có hai con gái nhưng cô em thì đang du học nước ngoài không về được. Vợ tôi là con cả nên rất lo lắng cho ông bà. Biết vậy, nhưng lấy chồng rồi thì vẫn phải lo cho gia đình chồng. Tôi động viên trước Tết hai vợ chồng sẽ đến nhà ông bà chơi. Còn tết xong 2 đứa sẽ ra sớm cho ông bà đỡ buồn. Thế nhưng vợ tôi không chịu.
Vợ chồng cũng vì bất hòa này mà chiến tranh lạnh mất một tuần. Vợ tôi về nhà bố mẹ đẻ kể lể đủ chuyện, rồi khóc lóc, than phiền. Mẹ vợ gọi điện triệu tập tôi sang nhà. Một phần bà giải thích cho con gái hiểu cái sai của việc bỏ chồng sang nhà bố mẹ. Nhưng mặt khác, bà gây áp lực buộc tôi phải thay đổi quyết định và ăn Tết ở quê ngoại.
Năm đó, tôi không về nhà. Buồn rã rời, thất vọng nữa. Tôi gọi điện thông báo cho bố mẹ với lý do năm nay cơ quan xếp lịch trực vào Tết nên không về được. Bố mẹ và các em tôi tưởng thật nên buồn nhiều. Trong khi vợ tôi lại hả hê.
Sang năm thứ 2, vợ tôi có bầu hơn 3 tháng. Mẹ vợ dặn phải giữ gìn, không đi xa, đi lại nhiều sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Thôi nghĩ cũng phải, tôi để vợ ở lại, tôi về quê một mình và mùng 5 tôi ra Hà Nội.
Về nhà ai cũng hỏi sao vợ không về nhưng tôi bạo biện thông báo vợ có thai, hay bị nghén và thường xuyên mệt mỏi. Hỏi vậy, nhưng khi nghe tôi nói xong, tất cả họ hàng đều thông cảm.
Tết năm thứ 3, vợ tôi sinh cháu gần 6 tháng. Viện cớ con nhỏ, vợ tôi lại thông báo không về quê. Tôi thuyết phục bằng cách sẽ mua vé tàu hạng nhất nhưng cô ấy không đồng ý. Cô ấy bảo con nhỏ, đi lại vất vả, lỡ trên đường xảy ra chuyện gì thì biết làm thế nào. Tôi cũng đâm lo. Năm đó, cả nhà lại khăn gói sang ông bà ngoại ăn Tết.
Năm ngoái, con tôi đã được 1 tuổi rưỡi. Trộm vía cháu cứng cáp và kháu khỉnh. Bố mẹ tôi rất muốn được gặp cháu đích tôn. Vợ tôi lại nói không về.
Tôi tức lắm, chúng tôi đã cãi nhau. Vợ giận tôi ra mặt. Tôi mặt kệ. Cái gì đúng thì phải theo. Lấy chồng hơn 3 năm mà con dâu chẳng về nhà chồng, ông bà nội cũng chưa biết mặt cháu thế nào. Bây giờ con đã lớn, đáng ra vợ tôi phải thu xếp cho cháu về thăm họ hàng bên nội. Tôi tuyên bố dù sao tôi vẫn về, vợ không về thì thôi.
Tôi về nhà mang theo một nỗi bực tức vô cùng lớn. Bố mẹ tôi trách móc đủ điều. Họ trách tôi không biết dạy vợ, để vợ lấn lướt, coi thường nhà chồng.
Mẹ tôi ca thán suốt ngày, đụng đến cái gì bà cũng nói. Nhất là ngồi mâm cỗ, mấy bác đã nói với tôi rằng “Chú mày dễ tính quá”, hay “Chỉ có thằng ngu với không dạy vợ. Chú mày xem anh đây, vợ con nghe lời răm rắp, làm gì có chuyện con dâu lấy chồng mà không chịu về nhà chồng phục vụ mấy mâm cỗ ngày Tết…”.
Còn gần 3 tuần nữa là Tết, hôm trước mẹ gọi điện hỏi xem tình hình Tết nhất thế nào. Bà bảo cả nhà cố gắng về cho vui, năm nay con dâu mà không về thì mẹ biết ăn nói với các chú, các bác như thế nào???
Thậm chí, 7 ngày tôi về Tết, cô ấy cũng chỉ gọi điện hỏi thăm bố mẹ tôi đúng 1 lần. Tôi càng bực. Ngày lên tàu ra Hà Nội, mẹ cầm tay tôi dặn dò. Tôi thấy những giọt nước mắt lăn trên má. Mẹ chỉ nói “thương con”…
- - - - - - - - -
Xem thêm: